năng lực thực hiện công việc của người lao động, của CBNV:
1. Xác định các yêu cầu về đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên: việc của nhân viên:
- Phải xác định các lĩnh vực, kỷ năng nghề nghiệp, những kết quả công việc cụ thể nào cần đánh giá.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố công việc cần đánh giá với mục tiêu chiến lược và kế hoạch công tác của DN.
- Các công cụ dùng để so chiếu đánh giá gồm: bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn kết quả công việc bao gồm hai yêu cầu nội dung:
tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc.
2. Việc tổ chức đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên: viên:
a. Lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp:
Cần lựa chọn trong nhiều phương pháp đánh giá đa dạng, đảm bảo phù hợp cho đặc điểm của từng DN và cho từng bộ phận cụ thể của DN. Có thể trong cùng một DN, các bộ phận trực thuộc có thể chọn các phương pháp đánh giá khác nhau tùy đặc điểm công việc riêng của mỗi bộ phận, mỗi đối tượng nhân viên cụ thể (như bộ phận tiếp thị, cửa hàng, xưởng sản xuất, phòng tổ chức hành chính, trưởng phòng kinh doanh, quản đốc phân xưởng, cán bộ kế hoạch tổng hợp v.v…).
b. Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những chuyên viên đánh giá:
Tức phải đảm bảo trang bị cho lãnh đạo, các chuyên viên đánh giá một kỷ năng cần thiết về thực hiện việc phân tích, đánh giá về năng lực thực hiện công việc của người lao động, của nhân viên để đảm bảo tính công bằng, hợp lý hợp tình, chính xác, mới đảm bảo động viên được phong trào thi đua hoàn thành công tác trong DN và cho yêu cầu giải quyết lương, thưởng cùng các chính sách khác một cách công bằng, có tác dụng tích cực trong DN.
c. Tham khảo ý kiến rộng rãi của người lao động, của nhân viên về nội dung và phạm vi thực hiện việc đánh giá: Để đảm bảo tính dân về nội dung và phạm vi thực hiện việc đánh giá: Để đảm bảo tính dân chủ và tính cần thiết, lãnh đạo DN cần thảo luận, tham khảo ý kiến rộng rãi, đầy đủ trong tập thể CBNV về nội dung và phạm vi thực hiện đánh giá (xác định lĩnh vực, cách thức, tầm quan trọng và chu kỳ thực hiện đánh giá v.v…)
d. Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá theo yêu cầu tiêu chuẩn mẩu trong thực hiện công việc: Vừa đảm bảo phân tích, so sánh chuẩn mẩu trong thực hiện công việc: Vừa đảm bảo phân tích, so sánh chính xác kết quả thực tế thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẩu đã đề ra của DN, vừa đảm bảo tính khách quan trong đánh giá, phòng ngừa không để bị tác động bởi các tình cảm riêng, những ấn tượng của lãnh đạo DN làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
e. Thảo luận dân chủ với nhân viên về kết quả đánh giá: Lãnh đạo DN hoặc quản trị viên cần thảo luận dân chủ với nhân viên về kết đạo DN hoặc quản trị viên cần thảo luận dân chủ với nhân viên về kết quả đánh giá, để có thể thống nhất về các điểm nhất trí và chưa nhất trí trong đánh giá, chỉ ra được các điểm tốt, tích cực và những nhược điểm cần khắc phục, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong thực hiện công việc của nhân viên.
f. Xác định hướng phấn đấu cho nhân viên cho yêu cầu kết quả mới trong tương lai: Phải đảm bảo sau khi kết luận đánh giá, lãnh đạo mới trong tương lai: Phải đảm bảo sau khi kết luận đánh giá, lãnh đạo DN hoặc quản trị viên phải biết vạch ra phương hướng phấn đấu, các cách thức tiến hành cải tiến thực hiện công việc cho nhân viên theo những chỉ tiêu cụ thể để nhân viên phần đấu đạt thành tích mới tốt hơn.