Phá sản các TCTD nói chung và NHTM nói riêng là một hiện tượng khách quan và tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới với nhiều ảnh hưởng từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới các NHTM ở Việt Nam buộc phải thực hiện thủ tục giải quyết phá sản là điều khó có thể tránh khỏi.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay và rất có ý nghĩa trên mọi phương diện kinh tế, xã hội của đất nước. Tùy thuộc tính chất, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội của các doanh nghiệp đó mà việc phá sản các TCTD nói chung và NHTM nói riêng có những khác biệt so với quy trình phá sản các doanh nghiệp thông thường khác. Mặt khác, có thực tế là mặc dù cùng thuộc nhóm các doanh nghiệp đặc biệt (an ninh, quốc phịng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…), song do tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động, ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội mà việc phá sản của những doanh nghiệp thuộc nhóm đặc biệt này cũng khơng giống nhau. Dưới góc độ này, việc phá sản các TCTD nói chung NHTM, nói riêng địi hỏi cần có quy trình phá sản đặc biệt để bảo đảm được quyền lợi của công chúng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Sự ra đời của Nghị định số 05/2010/NĐ-CP cùng với các văn bản pháp luật khác có liên quan để giải quyết phá sản các TCTD là tiền đề ban đầu trong việc xây dựng pháp luật về phá sản NHTM ở Việt Nam. Những quy định pháp luật này đã đáp ứng được những yêu cầu về giải quyết phá sản các NHTM chưa, có những gì cịn thiếu sót cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chúng tơi sẽ trình bày ở những nội dung tiếp theo của luận văn này.
Chƣơng 2