Thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 71)

Việc thanh lý tài sản hay phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp được tiến hành sau khi đã “bóc tách”, làm rõ giá trị tài sản của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương án phân chia tài sản do Hội nghị chủ nợ đề nghị, được Tòa án phê chuẩn và do chấp hành viên phụ trách việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản cùng với Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện. Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì Tịa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản rồi mới tiến hành thanh toán tài sản của doanh nghiệp. Quy định như vậy, sau khi bị tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động và như vậy quyền lợi của doanh nghiệp trong việc thanh lý tài sản không được đảm bảo, đồng thời về mặt pháp lý, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với các chủ nợ cũng chấm dứt. Mặt khác, vì chưa tiến hành thanh lý tài sản nên Tịa án rất khó xác định doanh nghiệp đã bị phá sản hay chưa. Khắc phục những hạn chế này Luật Phá sản năm 2004 đã sửa đổi cơ bản về trình tự này, theo đó sau khi kết thúc việc thanh lý tài sản, Tòa án mới ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Với trình tự mới như vậy thì doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn là một chủ thể trong quá trình thanh lý tài sản, do đó, quyền lợi của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp

vẫn có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ, Tịa án có căn cứ rõ ràng trong việc đưa ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Nghị định số 05/2010/NĐ-CP không quy định cụ thể về nội dung của thủ tục thanh lý tài sản, về nguyên tắc thì thủ tục thanh lý tài sản đối với NHTM được thực hiện theo các quy định của Luật Phá sản năm 2004. Theo quy định của Luật Phá sản thì Tịa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong trường hợp đại diện hợp pháp của NHTM không tham

gia Hội nghị chủ nợ mà khơng có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, người lao động hoặc khơng đủ số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hỗn một lần thì Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Thứ hai, đó là sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị

quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu NHTM phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng NHTM không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của NHTM hoặc NHTM thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu các bên liên quan có thoả thuận khác thì Tịa án cũng ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của NHTM lâm vào tình trạng phá sản phải được Tịa án gửi cho NHTM bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản,

chính, báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của NHTM bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản là bảy ngày, kể từ ngày Tịa án ra quyết định. Nếu khơng đồng ý với quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì NHTM lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, những người mắc nợ của NHTM có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của NHTM phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp chỉ định một Tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây: (i) không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới; (ii) sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới; (iii) huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Tòa án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Tòa án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật Phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản thì phải xác định rõ tài sản của NHTM, Luật Phá sản năm 2004 quy định tài sản của doanh nghiệp nói chung,

quyền về tài sản mà NHTM có tại thời điểm Tịa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà cịn có các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà NHTM sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Giá trị quyền sử dụng đất cũng được tính vào tài sản của NHTM theo quy định của pháp luật đất đai.

Nghị định số 05/2010/NĐ-CP cũng quy định việc áp dụng Luật Phá sản năm 2004 đối với các vấn đề như: xác định nghĩa vụ về tài sản; xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, các khoản nợ được bảo đảm bằng thế chấp hoặc cầm cố; xác định nghĩa vụ không phải là tiền; cấm đòi lại tài sản; nhận lại hàng hóa đã bán khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản. Một số nội dung khác Nghị định số 05/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể cho phù hợp với đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của TCTD cụ thể như sau:

- Đối với vấn đề hoàn trả lại tài sản:

Đối với TCTD trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được NHNN, TCTD khác cho vay đặc biệt hoặc BHTG Việt Nam hỗ trợ tài chính. Cho nên đối với vấn đề hoàn trả lại tài sản thì Điều 20 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP đã có quy định cụ thể đầy đủ hơn so với quy định tại Điều 36 Luật Phá sản năm 2004 về việc “Hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước” đó là: “TCTD đã được NHNN Việt Nam, TCTD khác cho vay đặc biệt, BHTG Việt Nam hỗ trợ tài chính để phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời điểm Tòa án thụ lý đơn, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hồn trả lại giá trị của khoản vay đặc biệt cho NHNN Việt Nam và TCTD khác, khoản hỗ trợ tài chính cho BHTG Việt Nam trước khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Nghị định này về phân chia tài sản”. Đây là một quy

định phù hợp với quy định của Luật các TCTD năm 1997, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về BHTG:

hàng, TCTD có thể được các TCTD khác, hoặc NHNN cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ

khác của TCTD”[16, Điều 96]; “việc hỗ trợ tài chính... được coi là việc tổ

chức BHTG áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia BHTG. Khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia BHTG” [3,

Điều 15]. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc phá sản của Ngân hàng thế giới khi yêu cầu “Pháp luật cần dành thứ tự ưu tiên đối với việc cung cấp tài

chính cần thiết cho các hoạt động kinh doanh hiện tại của con nợ trong quá trình phục hồi (khoản nợ mới)”[32].

- Đối với thứ tự phân chia tài sản:

Về thứ tự phân chia tài sản thì được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Phá sản năm 2004, tuy nhiên trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh BHTG Việt Nam chi trả số tiền bảo hiểm cho người gửi tiền. khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định: “BHTG Việt Nam

trở thành chủ nợ của TCTD tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả và được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp TCTD bị phá sản” [6, Điều 21].

- Đối với với vấn đề nghĩa vụ về tài sản:

Đối với vấn đề nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Phá sản cụ thể như sau:

+ Trường hợp nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ có quyền địi bất cứ doanh nghiệp, hợp tác xã nào trong số các doanh nghiệp, hợp tác xã đó thực hiện việc trả nợ cho mình

+ Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh.

+ Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh.

Các khoản bảo lãnh theo quy định này bao gồm: các cam kết bảo lãnh, cam kết thanh tốn thư tín dụng chưa đến hạn, trừ trường hợp các thư tín dụng đã được xác nhận [6, Điều 23].

- Đối với vấn đề trả lại tài sản khi TCTD bị áp dụng thủ tục thanh lý:

+ Việc trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi TCTD bị áp dụng thủ tục thanh lý được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Phá sản năm 2004. Quy định này cũng được áp dụng để trả các khoản tiền, tài sản được gửi, giữ, ủy thác tại TCTD thông qua hợp đồng gửi giữ, ủy thác, quản lý tài sản. Tiền gửi trên tài khoản thanh toán cũng được coi là tài sản gửi giữ theo quy định này.

+ Trong trường hợp các tài sản nêu tại khoản 1 Điều này khơng cịn đủ để trả lại thì chủ sở hữu có quyền u cầu bồi thường đối với phần cịn thiếu đó như khoản nợ có bảo đảm. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc trả lại tài sản cho người mắc nợ có tài sản bảo đảm tại TCTD [6, Điều 24].

Không phải trong bất kỳ trường hợp nào sau khi Thẩm phán ra quyết mở thủ tục thanh lý tài sản cũng thực hiện thủ tục thanh lý tài sản Điều 43 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP còn quy định về việc Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây:

- TCTD khơng cịn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; - Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)