Kinh nghiệm của Cộng hòa Armenia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 88 - 97)

Việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản ở Armenia được quy định tập trung trong Luật Phá sản các ngân hàng và TCTD, được ban hành năm 2001[29]. Theo quy định của luật này, việc phá sản ngân hàng và TCTD khác được quy định như nhau và gọi chung là phá sản các TCTD. Về cơ bản Luật Phá sản các ngân hàng và TCTD ở Armenia có những nội dung sau:

* Các dấu hiệu của việc tình trạng mất khả năng thanh tốn:

Ngân hàng sẽ bị coi là rơi vào trình trạng mất khả năng toán nếu: - Ngân hàng đã mất quá 50% hoặc hơn vốn pháp định;

- Không thể đáp ứng yêu cầu hợp lệ của các chủ nợ;

- Cộng các chỉ số định giá thấp hơn ngưỡng cộng các chỉ số định giá do Hội đồng Ngân hàng Trung ương quy định;

- Thường xuyên vi phạm các chỉ tiêu dữ trự bắt buộc luật định.

* Vai trò của Ngân hàng Trung ương:

- Chỉ có Uỷ ban Ngân hàng Trung ương mới có thẩm quyền tuyên bố việc mất khả năng thanh toán của một ngân hàng khi có bất kỳ một trường hợp nào nêu trên đây và thẩm quyền đó sẽ áp dụng đối với tất cả các ngân hàng hoạt động trong lãnh thổ nước cộng hoà Armenia.

- Việc tuyên bố một ngân hàng mất khả năng thanh tốn hoặc có khả năng thanh tốn sẽ khơng được kháng cáo tại Tồ án.

- Trong trường hợp có một ngân hàng bị tuyên bố mất khả năng thanh toán, trong thời hạn hai tuần Ngân hàng Trung ương sẽ đưa ra một trong những quyết định sau: Đưa ra một thời hạn quản lý lâm thời và phê chuẩn chương trình phục hồi tài chính, hoặc nộp yêu cầu phá sản tới Toà án.

- Việc phá sản ngân hàng hình thành từ yếu tố mất khả năng thanh tốn dựa trên yêu cầu của Ngân hàng Trung ương. Việc phá sản một ngân hàng chỉ có thể được thực hiện khi có yêu cầu của Ngân hàng Trung ương khi có một trong các yếu tố về mất khả năng thanh toán nêu trên đây.

- Chỉ có Ngân hàng Trung ương mới có quyền xem xét việc phá sản một ngân hàng và việc phá sản đó chỉ được xem xét nếu: Có bất kỳ cơ sở nào của việc mất khả năng thanh toán đề cập trên đây và một cách hiển nhiên rằng, trong thời hạn quản lý lâm thời, việc thanh lý sẽ có thể được áp dụng để

pháp quản lý, hoặc khơng thể tái thiết lập khả năng thanh tốn một cách vững chắc đối với ngân hàng.

* Kiến nghị Ngân hàng Trung ương thực hiện nộp đơn yêu cầu phá sản ngân hàng:

Các chủ nợ của ngân hàng bị phá sản có thể đệ trình một kiến nghị tới Ngân hàng Trung ương yêu cầu Ngân hàng Trung ương nộp đơn yêu cầu thực hiện thủ tục phá sản lên Toà án theo quy định của Luật Phá sản các ngân hàng và TCTD.

* Thủ tục giải quyết phá sản ngân hàng:

- Thủ tục nộp đơn:

Trong trường hợp có đủ các dấu hiệu và điều kiện về việc phá sản ngân hàng, Ngân hàng Trung ương sẽ thảo luận và tuyên bố về việc rút giấy phép hoạt động của ngân hàng.

Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày rút giấy phép, Ngân hàng Trung ương sẽ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản lên Toà án và đồng thời sẽ đưa ra bản đề xuất chỉ định Người thanh lý và các tài liệu khác chứng minh cơ sở của yêu cầu tuyên bố phá sản ngân hàng.

- Thủ tục tại Toà án:

Sau khi tuyên bố về việc thụ lý đơn, Toà án sẽ xem xét đơn trong một thời hạn là ba ngày và đưa ra quyết định về việc chấp nhận hay từ chối đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

Trong trường hợp Toà àn chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Toà án sẽ chỉ định Người thanh lý trong số những người được Ngân hàng Trung ương đề cử hoặc các chủ nợ của ngân hàng.

Kể từ thời điểm Toà án chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ngân hàng và chỉ định Người thanh lý thì:

+ Tất cả các khoản nợ, lợi ích, xử lý các khoản đền bù tương tự và thanh toán bất kỳ khoản tiền phạt và tiền lãi, việc thanh tốn khoản tiền thuế và các chi phí khác, việc xử lý và thanh tốn bất kỳ khoản thuế và nghĩa vụ nào sẽ bị chấm dứt;

+ Tất cả các tài khoản của ngân hàng sẽ bị đóng và chỉ các khoản thanh tốn cho ngân hàng mới được cho phép thực hiện;

- Tất cả các vụ án tại Toà án mà ngân hàng được công nhận là bị đơn, và các quyết định của các Toà án và Trọng tài quy định việc sung công tài sản của ngân hàng và thủ tục thực thi các quyết định đó sẽ bị tạm hỗn.

* Vai trò của Ban quản lý lâm thời:

- Ban quản lý lâm thời là cơ quan quản lý bất thường của ngân hàng. Người đứng đầu và các thành viên của Ban quản lý lâm thời do Ngân hàng Trung ương chỉ định theo quy định của luật này.

- Mục đích của việc chỉ định Ban quản lý lâm thời là nhằm:

+ Đáp ứng các yêu cầu của các chủ nợ của ngân hàng và các chủ sở hữu của các tài khoản ngân hàng thông qua việc tái tổ chức lại ngân hàng, và (hoặc);

+ Tái thiết lập lại sự ổn định về tài chính của ngân hàng bằng cách bán một phần hoặc tất cả các tài sản của ngân hàng;

+ Tái thiết lập sự ổn định về tài chính của ngân hàng bằng cách thu hồi các tài sản của ngân hàng trong thời gian nhanh nhất có thể, và (hoặc);

+ Tái thiết lập sự ổn định về tài chính của ngân hàng bằng cách tăng vốn pháp định hoặc thu hút đầu tư thông qua các hợp đồng vay tín dụng theo quy định của luật này, và (hoặc);

+ Tái thiết lập sự ổn định tài chính của ngân hàng bằng cách chuyển nhượng trách nhiệm của ngân hàng cho bên thứ ba phù hợp với các yêu cầu

+ Tái thiết lập sự ổn định của ngân hàng bằng cách thay đổi loại giấy phép ngân hàng theo các điều kiện và thủ tục do Ngân hàng Trung ương quy định, và (hoặc);

+ Thực hiện các bước khác không bị pháp luật cấm, nhằm mục đích phục hồi về tài chính của ngân hàng.

Uỷ ban lâm thời sẽ thực hiện nhiệm vụ theo chương trình phục hồi tài chính theo sự phê chuẩn của Ngân hàng Trung ương. Trong giai đoạn quản lý lâm thời, người phụ trách Uỷ ban lâm thời sẽ đảm trách thẩm quyền của cơ quan quản lý của ngân hàng một cách đầy đủ.

* Thời hạn thực hiện quản lý lâm thời:

- Thời hạn thực hiện quản lý lâm thời sẽ do chương trình phục hồi tài chính của ngân hàng thiết lập. Sau khi Ngân hàng Trung ương nộp đơn yêu cầu tại Toà án. Ban quản lý lâm thời sẽ tiếp tục thực hiện chức năng của mình cho đến khi Toà án chỉ định Người thanh lý.

- Thời hạn quản lý lâm thời có thể được Ngân hàng Trung ương gia hạn thêm thời hạn bổ sung là 3 năm. Khi gia hạn thời hạn quản lý lâm thời, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện các sửa đổi và bổ sung cần thiết vào chương trình phục hồi tài chính của ngân hàng.

* Thơng báo đình nợ đối với các yêu cầu của các chủ nợ của ngân hàng:

- Trong trường hợp chỉ định một Ban quản lý lâm thời, Ngân hàng Trung ương sẽ uỷ quyền cơng bố một thơng báo đình nợ đối với các yêu cầu đòi nợ của các chủ nợ của ngân hàng trong toàn bộ thời gian quản lý lâm thời trên cơ sở kiến nghị của người quản lý Uỷ ban lâm thời hoặc cùng với các yêu cầu của chương trình phục hồi.

nghĩa vụ thuế phát sinh trước khi thực hiện việc chỉ định Uỷ ban lâm thời, và trách nhiệm khác.

* Chấm dứt hiệu lực của các giao dịch của ngân hàng:

Trên cơ sở nhận đơn từ người phụ trách Uỷ ban quản lý lâm thời, Tồ án có thể chấm dứt hiệu lực của:

- Các giao dịch của ngân hàng trong vòng 3 năm trước khi Uỷ ban lâm thời được chỉ định;

- Việc chia lợi tức giữa các cổ đơng/thành viên góp vốn của ngân hàng trong vòng 3 năm trước khi Uỷ ban lâm thời được chỉ định;

- Các giao dịch đã hồn thành trong vịng 3 năm trước khi Uỷ ban lâm thời được chỉ định mà trong đó ngân hàng đã chuyển nhượng tài sản mà giá trị thị trường thực tế của tài sản đó vượt quá đáng kể giá trị thực tế thị trường của tài sản mà tổ chức nhận được hoặc giao dịch mà một cách rõ ràng, có sự bất lợi cho ngân hàng;

- Các giao dịch đã hồn thành trong vịng 90 ngày trước khi Uỷ ban lâm thời được chỉ định mà ngân hàng đã thực hiện việc thanh toán hoặc đã chuyển nhượng tài sản theo nghĩa vụ cam kết trong quá khứ, ngoại trừ các chỉ tiêu cần thiết hiện tại để đảm bảo thực hiện chức năng thông thường của ngân hàng;

- Người quản lý Uỷ ban quản lý lâm thời có thể nộp một đơn tới Tồ án kiến nghị chấm dứt hiệu lực của các giao dịch như đề cập trên đây trong vòng một năm sau khi người đó được chỉ định.

* Chấm dứt hoạt động của Uỷ ban lâm thời:

- Ngân hàng Trung ương sẽ chấm dứt hoạt động của Uỷ ban lâm thời nếu: + Các mục tiêu đặt ra trong chương trình phục hồi tài chính đã đạt được vào cuối chương trình phục hồi hoặc vào bất kỳ thời điểm nào của chương

trình phục hồi, và Hội đồng Ngân hàng Trung ương đã đưa ra các quyết định tương ứng, hoặc;

+ Vào cuối thời kỳ mà chương trình phục hồi đặt ra hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện chương trình phục hồi, Tồ án ra một quyết định về việc phá sản ngân hàng và chỉ định một Người thanh lý theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương.

- Trong trường hợp quyết định của Ngân hàng Trung ương về việc chấm dứt hoạt động của Uỷ ban lâm thời về mục tiêu của chương trình phục hồi đã đạt được, thì những người quản lý của ngân hàng sẽ được phục hồi chức vụ.

* Chương trình phục hồi tài chính của ngân hàng:

- Người quản lý Uỷ ban quản lý lâm thời sẽ nộp lên Uỷ ban Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Trung ương sẽ phê chuẩn quyết định của mình về chương trình phục hồi ngân hàng;

- Chương trình phục hồi tài chính của ngân hàng sẽ bao gồm các nội dung:

+ Đánh giá về thực trạng tài chính của ngân hàng;

+ Các hình thức tham gia của các cổ đơng/thành viên góp vốn và những người khác có liên quan trong q trình phục hồi tài chính;

+ Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu chi phí duy trì hoạt động của ngân hàng;

+ Kế hoạch hành động để nhận các khoản thu nhập bổ sung; + Kế hoạch hoàn trả các khoản nợ tín dụng quá hạn;

+ Kế hoạch hành động để tái thiết lập lại khả năng thanh khoản hiện tại và mức độ vốn điều lệ, cũng như các chỉ số kinh tế khác.

+ Sự hỗ trợ về tài chính hoặc khoản đầu tư bổ sung từ các cổ đơng/thành viên góp vốn của ngân hàng hoặc những người khác bằng cách tăng vốn pháp định, cung cấp các khoản tín dụng, khoản vay cũng như là hình thức mua trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

+ Thay đổi cấu trúc tài sản và trách nhiệm của ngân hàng, và bán ngân hàng như là một đơn vị riêng lẻ hoặc một phần của nó;

+ Thay đổi cấu trúc hệ thống của ngân hàng; + Tái tổ chức lại ngân hàng;

+ Các biện pháp khác không bị pháp luật cấm.

- Ngân hàng Trung ương có thể thiết lập hình thức chương trình phục hồi tài chính và các quy định bắt buộc khác đối với chương trình đó.

- Ngân hàng Trung ương sẽ thiết lập thủ tục giám sát và kiểm soát việc thực hiện chương trình phục hồi tài chính của ngân hàng;

* Các quy tắc về thanh lý ngân hàng:

- Toà án sẽ bắt đầu tiến trình thanh lý ngân hàng đã bị cơng nhận là bị phá sản kể từ thời điểm quyết định về việc chấp nhận đơn yêu cầu phá sản có hiệu lực;

- Cơ quan quản lý của ngân hàng hoặc, nếu Uỷ ban quản lý lâm thời đã được chỉ định, người quản lý Uỷ ban quản lý lâm thời sẽ chuyển cho Người thanh lý con dấu của ngân hàng, các tài liệu và tài sản khác của ngân hàng trong vòng 15 ngày sau khi quyết định việc công nhận phá sản ngân hàng và chỉ định Người thanh lý;

- Trong vòng 3 ngày sau khi được chỉ định, Người thanh lý sẽ tuyên bố công khai trên các bản tin và phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm và thời hạn nộp yêu cầu của các chủ nợ của ngân hàng. Thời gian nộp yêu cầu sẽ khơng ít hơn hai tháng và không quá sáu tháng;

- Trong thời hạn nộp yêu cầu nêu trên, Người thanh lý sẽ tiến hành các bước cần thiết để thực hiện việc hoàn trả lại các tài sản thế chấp cho ngân hàng cho các chủ sở hữu hợp pháp và hoàn tất các thủ tục xử lý cuối cùng tương ứng.

* Thứ tự ưu tiên của yêu cầu thanh toán:

- Các khoản nợ được đảm bảo bởi việc ký quỹ sẽ được thanh toán trên nguyên tắc ưu tiên từ các khoản tiền bán các tài sản ký quỹ tương ứng. Nếu số tiền nợ lớn hơn số tiền được bán từ tài sản ký quỹ, yêu cầu thanh tốn đối với phần cịn lại sẽ được thực hiện cùng với các khoản thanh toán các khoản yêu cầu thanh toán của các chủ nợ khác;

- Trách nhiệm của ngân hàng sẽ được thực hiện từ quỹ thanh lý theo thứ tự như sau:

+ Thứ nhất: Các chi phí cần thiết và minh chứng được do hoạt động của Ban quản lý lâm thời và/hoặc Người thanh lý thực hiện thuộc thẩm quyền;

+ Thứ hai: Các yêu cầu thanh toán trên các khoản ký quỹ và vay nợ cấp cho ngân hàng sau khi chỉ định Ban quản lý lâm thời;

+ Thứ ba: Các khoản ký quỹ ngân hàng của các cơng dân Cộng hịa Armenia, công dân nước ngồi và người khơng quốc tịch, không quá 200 phần trong số lương tối thiểu bằng tiền Dram Armenia hoặc ngoại tệ tương đương. Trong trường hợp một người sở hữu nhiều khoản ký quỹ trong ngân hàng, tất cả các khoản ký quỹ sẽ được hợp nhất lại và tổng khối lượng ký quỹ sẽ được coi là một khoản ký quỹ;

+ Thứ tư: Các khoản ký quỹ ngân hàng không bao gồm trong ưu tiên thanh toán thứ ba;

+ Thứ năm: Các u cầu thanh tốn khác của ngân hàng hình thành từ việc thanh tốn, xử lý và quan hệ tương ứng, ngoại trừ các yêu cầu thanh toán

+ Thứ sáu: Các yêu cầu khác liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về sức khoẻ hoặc tính mạng của người lao động của ngân hàng trong khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ;

+ Thứ bảy: Lương của người lao động trong ngân hàng (trừ lương của người quản lý), nhưng không cao hơn ngưỡng lương quy định cho người lao động thuộc các TCTD;

+ Thứ tám: Các trách nhiệm của ngân hàng đối với ngân sách nhà nước, các khoản thanh toán bắt buộc khác theo quy định của pháp luật;

+ Thứ chín: Các yêu cầu thanh toán của các chủ nợ.

* Quỹ thanh lý của ngân hàng:

Quỹ thanh lý của ngân hàng bao gồm: Các tài sản của ngân hàng theo quyền tài sản, tài sản ký quỹ, các quỹ trả cho ngân hàng trên cơ sở quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)