Cần hướng dẫn cụ thể về thủ tục kiểm kê tài sản của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 123 - 129)

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP, thì “việc kiểm kê tài sản của TCTD thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Phá sản”. Kiểm kê là hoạt động được thực hiện từ khi có quyết định mở thủ tục

tuyên bố phá sản, do doanh nghiệp thực hiện dưới sự giám sát của Thẩm phán và sự chứng kiến của những chủ thể khác tham gia vụ phá sản. Công việc này địi hỏi phải thực hiện nhanh chóng và chính xác để đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nợ và con nợ. Thơng thường, sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản, con nợ thường có hành vi tẩu tán tài sản, trốn nợ. Do đó cần có hướng dẫn chi tiết về thủ tục niêm phong và kê biên tài sản. Mặt khác khoản 3 Điều 50 Luật Phá sản năm 2004 lại quy định: “trong trường hợp xét thấy việc

kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là khơng chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp,

hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê”. Chúng tơi thấy rằng cần phải có quy định chi tiết hơn đối với vấn đề

thế nào là “khơng chính xác” và khơng chính xác ở mức độ nào thì Tổ quản

lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc xác định giá trị tài sản cần phải có những quy định hướng dẫn rất cụ thể, không chỉ quy định chung chung là theo giá trị thị trường tại thời điểm kiểm kê. Trong hoàn cảnh nước ta với nền kinh tế thị trường chưa phát triển, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết phá sản cũng như của cả doanh nghiệp và các chủ nợ về tài chính - kế tốn cịn nhiều bất cập thì việc định giá tài sản của doanh nghiệp khơng phải là vấn đề đơn giản, nhất là đối với tài sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu cơng nghiệp...cần có những quy định khuyến khích doanh nghiệp thuê các tổ chức tư vấn tài chính - kế tốn, các tổ chức định giá chuyên nghiệp tham gia định giá tài sản doanh nghiệp với những vụ phá sản lớn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên quan.

Bên cạnh đó, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến thu hồi và quản lý tài sản như: thủ tục thu hồi như thế nào; người có quyền đề xuất; người nào có quyền ra quyết định thu hồi; người có quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp; thủ tục giải quyết khiếu nại tranh chấp phát sinh; việc nhập lại tài sản vào khối tài sản phá sản như thế nào; vấn đề quản lý tài sản thu hồi; vấn đề xử lý tài sản là quyền sử dụng đất của NHTM như thế nào (Ai có quyền định giá quyền sử dụng đất? Định giá trên cơ sở nào?...); vấn đề trả lại tài sản của khách hàng gửi cho ngân hàng giữ hộ được tiến hành ra sao;... Những nội dung này rất cần được quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện dễ dàng, bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên có liên quan cũng như tránh trường hợp tắc trách - vô trách nhiệm của các cán bộ nhà

nước trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Mặt khác, chúng tơi thấy có một vấn đề khá phức tạp đó là việc xử lý tài sản của ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, mà tài sản đó đang nằm rải rác ở nước ngoài được giải quyết như thế nào? Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật phá sản là thu hồi tồn bộ tài sản cịn lại của doanh nghiệp phá sản để bán và thanh toán cho các chủ nợ. Vấn đề thu hồi loại tài sản này phụ thuộc vào việc pháp luật của quốc gia nơi có tài sản có cơng nhận quyền thu hồi tài sản đó hay khơng? Trên thế giới có hai cấp độ công nhận quyết định xử lý vụ phá sản doanh nghiệp bao gồm: cấp độ thứ nhất là không công nhận phán quyết giải quyết vụ phá sản doanh nghiệp của toà án nước ngồi hoặc khơng thừa nhận quyền thu hồi tài sản ở lãnh thổ của nước sở tại của người quản lý tài sản của một nước khác ngoại trừ điều ước quốc tế có quy định riêng. Cấp độ thứ hai là cơng nhận một phần hoặc tồn bộ các phán quyết của tồ án nước ngồi như (i) Cơng nhận ngay lập tức mà không cần thực hiện bất kỳ một thủ tục tư pháp hay hành chính nào (Bỉ, Ensanvađo, Đức, Lúcxămbua, Anh, Mỹ) (ii) Thủ tục cơng nhận có đi có lại (Pháp, Hy Lạp và Italia) (iii) Thủ tục cơng nhận trên cơ sở khơng có đi có lại (Mêhicơ, Hơnđurát, Panama và Côlômbia) (iv) Việc công nhận chỉ giới hạn trong việc thu hồi tài sản (Hà Lan, Thụy Điển). Việt Nam nên học kinh nghiệm của Pháp, Hy Lạp và Italia theo đó, Việt Nam sẽ ký kết các Hiệp định với các quốc gia trên thế giới trên nguyên tắc có đi có lại để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong vụ việc phá sản [1].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về phá sản các TCTD nói chung và NHTM nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Để có được những quy định pháp lý chuẩn mực điều chỉnh được hết các quan hệ phát sinh khi giải quyết phá sản NHTM địi hỏi chúng ta khơng những nghiên cứu, đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật về phá sản doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam, đặc thù về tổ chức và hoạt động của TCTD mà cịn phải nghiên cứu tìm hiểu và học tập kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Việc xây dựng một quy chế áp dụng riêng đối với phá sản TCTD bên cạnh các quy định chung của Luật Phá sản cho thấy sự tiếp cận của Việt Nam đối với thông lệ quốc tế về vấn đề phá sản TCTD là đúng đắn. Tuy nhiên, những quy định về giải quyết phá sản các TCTD nói chung và NHTM nói riêng hiện nay vẫn đang cịn nhiều thiếu sót và bất cập cần phải nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Những kiến nghị đưa ra trong luận văn đó chỉ là những kết quả của bước đầu nghiên cứu, những kiến nghị đó là chưa đủ để hoàn thiện các chế định pháp lý đặc thù về giải quyết phá sản NHTM. Trong một giới hạn nhất định những kết quả nghiên cứu về pháp luật các nước trên thế giới và những kiến nghị đã nêu ra trong luận văn này là một tài liệu mang tính chất tham khảo hết sức có ý nghĩa trong việc vận dụng vào hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phá sản NHTM ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Phá sản các TCTD (các ngân hàng và chế định tài chính trung gian phi ngân hàng - TCTD) là một trong những vấn đề phức tạp nhất hiện nay không chỉ dưới phương diện hoạch định, thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia mà còn dưới phương diện nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Trong các tài liệu nghiên cứu, các tác giả thường né tránh vấn đề mang tính “nhạy cảm”

này, vì cho rằng đây là vấn đề thuộc “vùng cấm” trong chính sách điều tiết

kinh tế của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Song nền kinh tế thị trường vẫn vận hành theo những quy luật vốn có của nó, các ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể mất khả năng thanh tốn và dẫn đến phá sản [ 27].

Khi nghiên cứu các quy định về phá sản doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng của các nước trên thế giới chúng tôi thấy rằng, mặc dù pháp luật các nước có những quy định khác nhau nhưng có một điểm chung đó là đều có quy định riêng biệt về quy trình giải quyết các ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Sở dĩ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng biệt để áp dụng giải quyết ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khác với các doanh nghiệp thông thường khác là vì những khía cạnh khác biệt của tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, sự liên quan của cơ quan giám sát ngân hàng và BHTG, cũng như sự cần thiết phải xem xét đến những mục tiêu chính sách xã hội như một “giải pháp chi phí cuối cùng” để giải quyết các ngân hàng lâm

vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Qua nghiên cứu cho thấy các quy định của Luật Phá sản năm 2004 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành nói chung và Nghị định số 05/2010/NĐ-CP nói riêng mặc dù đã có những hướng dẫn đáp ứng được

vào tình trạng phá sản nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót, khơng phù hợp, không giải quyết được những mối quan hệ phát sinh từ những đặc thù trong hoạt động của những doanh nghiệp đặc thù này. Tuy nhiên, trong bối cảnh pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam nói riêng đang cịn q nhiều các vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung và hồn thiện thì những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng các quy định pháp luật để giải quyết TCTD nói chung và NHTM nói riêng lâm vào tình trạng phá sản là điều khơng thể tránh khỏi.

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, với nhiều ảnh hưởng từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các NHTM ở Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản là một điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành giải quyết các vụ việc thực tiễn về TCTD nói chung và NHTM nói riêng lâm vào tình trạng phá sản thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải nghiên cứu, xây dựng và hồn thiện pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng. Để đảm bảo sự an tồn của hệ thống tài chính, tiền tệ - ngân hàng của quốc gia, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường pháp luật minh bạch, rạch rịi, có tính khoa học trong việc giải quyết phá sản TCTD nói chung và NHTM nói riêng.

Nghiên cứu các quy định pháp luật về phá sản NHTM ở Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp lý đối với lĩnh vực này là một vấn đề lớn, phức tạp. Trong phạm vi của một luận văn, tác giả cố gắng đưa ra những vấn đề cơ bản nhất nhằm giải quyết những đòi hỏi bức thiết nhất về việc quy định và áp dụng các chế định pháp luật về phá sản NHTM ở Việt Nam. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được rút ra từ luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực phá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)