Xuất phát từ tính đặc thù về chủ nợ và con nợ trong hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

động của NHTM

Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là các hoạt động kinh doanh tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán [21]. Với hoạt động nhận tiền gửi thì ngân hàng trở thành một con nợ lớn của những người gửi tiền, mà người gửi tiền chủ yếu là cá nhân với một số lượng đông đảo, đa dạng về trình độ văn hóa. Cịn đối với hoạt động cấp tín dụng thì ngân hàng lại trở thành một chủ nợ lớn của nhiều con nợ là người vay tiền. Do đặc thù của hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng trở thành một tổ chức nhận tài sản bảo đảm lớn nhất, tài sản mà ngân hàng nhận bảo đảm cho các khoản vay cũng đa dạng về chủng loại như động sản, bất động sản…. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức và hoạt động của ngân hàng cũng hết sức đa dạng, phạm vi hoạt động cũng rất rộng với một hệ thống chi nhánh hoạt động khắp các địa phương. Tất cả những yếu tố nêu trên đòi hỏi việc quy định về thủ tục giải quyết phá sản ngân hàng cần phải cụ thể chi tiết các nội dung như trường hợp nào cần tổ chức tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, tổ chức Hội

nghị chủ nợ, trường hợp nào thì khơng cần phải áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, hay việc xác định tài sản bảo đảm và thu hồi tài sản bảo đảm của các con nợ như thế nào khi giải quyết phá sản ngân hàng...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)