Cần quy định đầy đủ hơn về việc xử lý các khoản nợ của khách hàng đối với NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 121 - 123)

khách hàng đối với NHTM

Đối với việc thu hồi các khoản nợ mà TCTD nói chung và NHTM nói riêng đã cho khách hàng vay thơng qua hợp đồng tín dụng, trong số đó có các hợp đồng tín dụng chưa đến hạn thanh lý khi phải giải quyết thủ tục phá sản là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải quy định cụ thể và chi tiết trong việc thu hồi các khoản nợ này. Về mặt nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng tín dụng có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng khi hợp đồng đó đến hạn, trong mọi trường hợp vì những lý do khác nhau mà dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn thì các bên tham gia hợp đồng tín dụng đều phải gánh chịu những hậu quả pháp lý từ việc chấm dứt hợp đồng tín dụng đó. Mặt khác chúng ta thấy rằng phần lớn những người đi vay vốn từ các NHTM đều dùng

khoản tiền vay này phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, mà thời gian để thu hồi vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh là một khoảng thời gian dài, nó phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh của người đi vay. Chính vì thế, mà việc thu hồi vốn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là một vấn đề khơng hề đơn giản. Do đó, việc xử lý các khoản nợ từ các hợp đồng tín dụng chưa đến hạn là một vấn đề hết sức phức tạp, cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết đối với vấn đề này, vì đây cũng chính là nguồn tài chính để NHTM bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn và cũng là nguyên nhân của việc NHTM lâm vào tình trạng phá sản. Qua nghiên cứu chúng tơi thấy việc xử lý các khoản nợ sau đây của NHTM cần phải nghiên cứu và quy định cụ thể:

Thứ nhất, thông thường các NHTM cho khách hàng là tổ chức và cá

nhân vay vốn bằng các hình thức cầm cố, thế chấp các loại tài sản, tuy nhiên thời gian gần đây nhiều ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay vốn bằng hình thức tín chấp trên cơ sở mức lương hàng tháng của cá nhân đó tại các cơ quan và tổ chức mà họ làm việc. Chính vì vậy thu hồi các khoản nợ này và nhập lại tài sản vào khối tài sản phá sản như thế nào là một vấn đề hết sức phức tạp mà chưa có quy định cụ thể đối với hình thức vay tín chấp này.

Thứ hai, đối với vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hiện

nay cũng có rất nhiều vướng mắc. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định “khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử

dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu khơng có thoả thuận hoặc khơng xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án”[20, Điều 721]. Trong trường hợp khơng có

mở thủ tục phá sản thì vấn đề giải quyết nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất đối với NHTM là bên có quyền được giải quyết như thế nào? Hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật nào có sự phân biệt về tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất với tài sản thơng thường, cũng như chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề này. Như vậy pháp luật cần có những quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ được thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Thứ ba, đó là việc xử lý tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp vay vốn

ngân hàng mà tài sản bảo đảm bằng vốn vay hình thành trong tương lai (như con giống, các nguyên vật liệu mà các tổ chức, cá nhân mua về để sản xuất, kinh doanh...) được xử lý như thế nào thì cũng chưa có quy định rõ ràng do đó cần phải quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)