1.2. Tuyên bố bảo lƣu
1.2.1. Định nghĩa, hình thức của tuyên bố bảo lưu
lưu phản ánh những luồng quan điểm và thực tiễn áp dụng bảo lưu khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm bảo lưu chính thức được đưa ra khi lần đầu tiên được luật hóa trong Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, theo đó tại Điều 2 mục d đã định nghĩa về bảo lưu như sau:
Dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
Đây được xem là cách hiểu về bảo lưu được thực tiễn quốc tế thừa nhận rộng rãi nhất.
Như vậy, theo định nghĩa nêu trên, về bản chất, bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ điều ước nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đối với chủ thể đó và về thời hạn, chủ thể của luật quốc tế không thể đưa ra tuyên bố bảo lưu sau khi đã chấp nhận điều ước quốc tế, bảo lưu phải được đưa ra tại thời điểm điều ước ảnh hưởng đến chủ thể.
Cần phân biệt rõ bảo lưu với các tuyên bố đơn phương khác chỉ nhằm giải thích hay thể hiện quan điểm của quốc gia với một vấn đề. Cơ sở để xác định một tuyên bố đơn phương có phải là bảo lưu hay không chính là việc tuyên bố đó có làm thay đổi hiệu lực của một hay một vài quy định của điều ước đối với quốc gia đưa ra tuyên bố đó hay không. Thêm vào đó, về mặt hình thức, bảo lưu bắt buộc phải được thể hiện dưới dạng văn bản theo quy định tại Điều 23 khoản 1 Công ước Viên 1969, trong khi đó, như đã nêu ở trên, một tuyên bố đơn phương có thể được đưa ra dưới dạng nói hay viết.