Giá trị pháp lý của tuyên bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước luật biển 1982 (Trang 65 - 69)

2.2. Tuyên bố đƣa ra ngoại lệ theo Điều 298 của công ƣớc Luật

2.2.3. Giá trị pháp lý của tuyên bố

Theo quy định tại Điều 298 Công ước thì một quốc gia, tại bất kì thời điểm nào (khi ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước hay bất kì thời điểm nào sau đó) đều có quyền ra tuyên bố các ngoại lệ không áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc tại Mục 2 Công ước. Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Nếu như các quy định tại Mục 2 của phần XV Công ước 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thiết chế giải quyết tranh chấp được nêu trên thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Nói cách khác, trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Công ước của các thiết chế xét xử được nêu tại Điều 287 của Công ước 1982 bị “triệt tiêu”. Tức là tuyên bố này cho phép các quốc gia loại trừ hiệu lực của các cơ chế giải quyết bắt buộc đối với các tranh chấp được liệt kê ở Điều 298 khoản 1. Như vậy xét về mặt bản chất, khi đối chiếu với định nghĩa của bảo lưu “là một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó” có thể thấy tuyên bố theo Điều 298 là một tuyên bố bảo lưu.

Tuy nhiên, gọi tuyên bố theo Điều 298 là tuyên bố bảo lưu cũng không chính xác hoàn toàn. Tuyên bố bảo lưu chỉ có thể đưa ra khi ký kết, phê

chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước. Quốc gia không thể đưa ra tuyên bố bảo lưu sau khi đã chấp nhận các điều ước quốc tế, bảo lưu phải được đưa ra tại thời điểm điều ước ảnh hưởng đến chủ thể. Thế nhưng, thời hạn đưa ra tuyên bố theo Điều 298 Công ước lại rất linh hoạt. Theo đó, Công ước cho phép các quốc gia khi ký kết, phê chuẩn, tham gia và bất kì thời điểm nào sau đó, quốc gia đều có quyền đưa ra tuyên bố theo Điều 298.

Hơn nữa, giá trị của tuyên bố theo Điều 298 ở một mức độ nào đó cao hơn so với một tuyên bố bảo lưu thông thường. Như đã nói đến ở trên, bảo lưu là một quyền của quốc gia nhưng quyền đó lại bị hạn chế. Một quốc gia khi muốn bảo lưu một điều khoản nhất định của một điều ước cần có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên khác. Ở đây, theo quy định tại Điều 298 khoản 6, các tuyên bố khi đưa ra chỉ cần gửi lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để lưu chuyển, Tổng thư ký chuyển các bản sao văn kiện đó cho các quốc gia thành viên. Sự bảo lưu lúc này đối với các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc ở Mục 2 đối với một số tranh chấp là một “bảo lưu đương nhiên”. Tức là một tuyên bố theo Điều 298 không cần hỏi đến ý kiến của các quốc gia khác, không cần xét đến sự chấp thuận hay phản đối của bất kì ai, các quốc gia khác lúc này đương nhiên phải đồng ý với các tuyên bố ngoại lệ được đưa ra.

Kết luận chƣơng 2

Điều 287 của Công ước cho phép các bên đưa ra lựa chọn Tòa thích hợp để giải quyết tranh chấp thông qua một Tuyên bố bằng văn bản. Tuyên bố này giúp các quốc gia có được ưu thế trong việc lựa chọn phương thức bắt buộc phù hợp với lợi ích quốc gia đó, giá trị ràng buộc của tuyên bố phải được xem xét đồng thời với các quốc gia còn lại trong vụ tranh chấp.

Tuyên bố đưa ra các ngoại lệ theo Điều 298 của Công ước cho phép các quốc gia không áp dụng cơ chế giải quyết Mục 2 đối với một số tranh chấp nhất định. Đây là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài với mục đích tôn trọng chủ quyền quốc gia. Mặt khác, việc loại bỏ một số loại tranh chấp nhất định ra khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc là điều kiện tiên quyết để các quốc gia là thành viên của hội nghị Luật Biển lần 3 chấp nhận các quy định về giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển năm 1982.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giá trị pháp lý của tuyên bố ngoại lệ theo Điều 298 của Công ước gây ảnh hưởng thế nào đến cơ chế giải quyết tranh chấp, trong khi đó, những tranh chấp liệt kê ở Điều 298 lại là những tranh chấp xảy ra ở mức độ thường xuyên. Liệu những quy định tại Điều 298 có đi ngược lại và loại bỏ hiệu lực của cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287 của công ước không? Phần thứ ba liên quan đến thực tiễn áp dụng hai điều khoản này sẽ làm sáng tỏ câu hỏi trên.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ Ở BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI

VIỆT NAM

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, có rất nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà quyền và lợi ích của các chủ thể đan xen lẫn nhau trên các lĩnh vực: chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường… Tất cả đều phản ánh lợi ích đa dạng và phong phú của các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Xuất phát từ những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà biển và đại dương đã, đang và sẽ mang lại cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia có biển, từ trước đến nay có rất nhiều các tranh chấp giữa các quốc gia đối với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.

Để dung hoà giữa hai xu hướng “chủ quyền quốc gia” và “tự do biển cả”, Công ước Luật biển 1982 đã đề ra quyền đưa ra tuyên bố ngoại lệ theo Điều 298 Công ước nhằm loại trừ hiệu lực của các cơ chế giải quyết bắt buộc ở Điều 287 đối với các tranh chấp được liệt kê ở Điều 298 khoản 1. Sự hạn chế cơ chế giải quyết tranh chấp được xem là sự thoả hiệp của các quốc gia trong quá trình đàm phán về cơ chế giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên mặc cho Điều 298 loại bỏ hiệu lực của Điều 287 đối với một số tranh chấp, phạm vi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp vẫn còn tồn tại (dù bị hạn chế) đối với những tranh chấp không bị loại trừ.

Để làm sáng tỏ hơn sự hạn chế lẫn nhau của hai tuyên bố, ta sẽ đi sâu phân tích vụ kiện Trung Quốc của Philippines.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước luật biển 1982 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)