3.1. Thực tiễn vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc
3.1.3. nghĩa phán quyết của Tòa về thẩm quyền
Phán quyết này của Toà Trọng tài đóng vai trò làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng gây nhiều tranh cãi về việc sử dụng cơ chế thứ ba để giải quyết tranh chấp Biển Đông cho đến nay. Phán quyết chắc chắn cũng sẽ có tác động to lớn đến nỗ lực cũng như quá trình giải quyết tranh chấp của các quốc gia khác trong khu vực.
Rào cản lớn nhất đối với Philippines trong quá trình khởi kiện Trung quốc đó chính là vấn đề thẩm quyền xét xử. Liệu Tòa có thẩm quyền hay không căn cứ vào những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp tại Công ước Luật biển 1982. Việc Toà Trọng tài xác nhận thẩm quyền đối với 7 trong 15 đệ trình của Philippines và không loại trừ khả năng xác lập thẩm quyền đối với các vấn đề còn lại cho thấy việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS có thể là một bước đi đúng đắn của Philippines trong nỗ lực tìm ra một biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.
Đồng thời, mặc dù Philippines và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán trong một thời gian dài nhưng không đi đến kết quả nào. Vì thế, Philippines có quyền đưa vụ kiện này ra trước Toà trọng tài trên cơ sở rằng hai bên vẫn tiếp tục phải đàm phán. Hơn thế, Toà xác định rằng việc một bên đơn phương khởi kiện ra trước toà trọng tài theo Phần XV không thể cấu thành một sự lạm dụng quyền vì quốc gia thành viên của UNCLOS quyền đơn phương khởi kiện mà không cần phải đàm phán hay được sự đồng ý của bên còn lại, miễn sao phù hợp với quy định về thủ tục của Công ước [39, Điều 286].
Từ vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc nhận thấy dù Điều 298 Công ước cho phép các quốc gia đưa ra tuyên bố loại trừ hệ thống giải quyết tranh chấp bắt buộc tại Điều 287 đối với các tranh chấp chủ quyền, phân định biên giới biển nên các lựa chọn để giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết mang tính ràng buộc là khá hạn chế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là con đường đi đến việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế bắt buộc theo Điều 287 đã hoàn toàn khép lại. Phạm vi áp dụng của Điều 287 vẫn còn tồn tại đối với những tranh chấp không bị loại trừ theo Điều 298 Công ước.