Phân biệt Tuyên bố bảo lưu với một số tuyên bố đơn phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước luật biển 1982 (Trang 34 - 39)

1.2. Tuyên bố bảo lƣu

1.2.4. Phân biệt Tuyên bố bảo lưu với một số tuyên bố đơn phương

khác của quốc gia

Tuyên bố bảo lưu là một tuyên bố đơn phương được thực hiện bởi các chủ thể tham gia vào quan hệ điều ước nhằm phát sinh và thay đổi hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, cần phân biệt tuyên bố bảo lưu với một số loại tuyên bố thể hiện quan điểm và sự ràng buộc của quốc gia đối với điều ước quốc tế. [8]

1.2.4.1. Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích

Giải thích điều ước nhằm mục đích sáng tỏ nội dung của điều ước giúp các bên tham gia quan hệ điều ước thực hiện đầy đủ và chính xác tránh sự hiểu lầm và mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện điều ước. Đối tượng giải thích là các điều ước quốc tế mà các bên tham gia ký kết và các văn bản phụ lục kèm theo nếu có. Các chủ thể quan hệ điều ước sẽ đưa ra tuyên bố giải thích liên quan đến điều ước mà các bên thông qua. Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc (ILC) đã lần đầu đưa ra khái niệm về tuyên bố giải thích:

Tuyên bố giải thích là một tuyên bố đơn phương, bất kể tên gọi, được một Quốc gia hay một tổ chức quốc tế đưa ra, thông qua tuyên bố đó Quốc

gia hay tổ chức này muốn cụ thể hóa hay làm rõ ý nghĩa và phạm vi của một điều ước hoặc một số quy định của điều ước [22]

Như vậy, các bên tham gia ký kết sẽ có thẩm quyền giải thích điều ước quốc tế và đưa ra tuyên bố thể hiện quan điểm của mình về điều ước đó. Do đó, việc giải thích thể hiện ý chí đơn phương của quốc gia và hệ quả pháp lý không ràng buộc cho các bên còn lại. Trong trường hợp các bên tham gia ký kết quan hệ điều ước đó chấp thuận với phần giải thích của bên kia, tuyên bố sẽ giá trị chung cho các bên.

Về cơ bản, tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích đều có những điểm giống nhau như đều là tuyên bố đơn phương, quyền năng đưa ra tuyên bố xuất phát từ chủ thể tham gia ký kết điều ước và điều ước thể hiện ý chí của các thành viên đối với một hay một số điều khoản trong điều ước.

Rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại tuyên bố này nếu không chú ý đến điểm khác biệt là căn cứ mục đích đưa ra tuyên bố. Tuyên bố bảo lưu nhằm loại trừ việc áp dụng một hay một số điều khoản của điều ước còn tuyên bố giải thích làm sáng tỏ ý nghĩa nội hàm của điều ước đó [22]. Tuy nhiên trên thực tiễn không phải quốc gia nào cũng rành mạch trong việc phân biệt hai loại tuyên bố này khi nhiều quốc gia gọi chung là tuyên bố hoặc tuyên bố giải thích nhưng nội dung lại hướng tới bảo lưu để thay đội hiệu lực pháp lý của một hay một số điều khoản. [8] Như vậy để phân biết rõ ràng hai loại tuyên bố này cần xét đến phần giải thích các thật ngữ trong điều ước thể hiện ý chí của các chủ thể đặt trong những hoàn cảnh nhất định từ đó làm sáng tỏ mục đích và ý nghĩa của tuyên bố đơn phương.

1.2.4.2. Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố không công nhận

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia sẽ thể hiện quan điểm chính trị của mình dưới hình thức công nhận hoặc không công nhận quốc gia hoặc chính phủ mới thành lập khi có sự xuất hiện quốc gia mới hoặc chính

phủ mới. Về mặt pháp lý quốc tế, công nhận được hiểu là hành vi chính trị - pháp lý, dựa trên ý chí độc lập của quốc gia nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối, chính sách, chế độ chính trị - kinh tế - xã hội của bên được công nhận và xác lập quan hệ quốc tế bình thường với bên được công nhận.

Như vậy, công nhận là hành vi thể hiện quan điểm chính trị - pháp lý của một quốc gia, thể hiện chủ quyền quốc gia xuất phát từ ý chí và sự tự nguyện của các chủ thể của luật quốc tế. Hơn nữa, công nhận là một quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa bên công nhận và bên được thiết lập dựa trên ý chí và sự chủ động của bên công nhận. Về bản chất, công nhận quốc tế là hành vi pháp lý đặc biệt nhằm duy trì và thực hiện các quan hệ pháp luật quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thế khác của luật quốc tế. Các thể loại công nhận cơ bản bao gồm công nhận quốc gia mới và công nhận chính phủ mới [9]. Sau hành vi công nhận, các bện thường thiết lập quan hệ trong lĩnh vực nhất định.

Tuy nhiên, trong quan hệ điều ước, không phải lúc nào các thành viên tham gia cũng mặc nhiên công nhận quốc gia thành viên khác bằng cách đưa ra tuyên bố bảo lưu hoặc tuyên bố đơn phương đề cập đến việc không công nhận này. Về cơ bản, tuyên bố bảo lưu và tuyên bố không công nhận đều là một tuyên bố đơn phương thể hiện quan điểm của một quốc gia với một vấn đề nhất định nhằm thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, mục đích của tuyên bố không công nhận quốc gia muốn loại trừ toàn bộ tư cách chủ thể của thành viên tham gia vào quan hệ điều ước, hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh cụ thể, vào quan hệ giữa hai bên và đặc biệt dựa vào ý chí của bên đưa ra tuyên bố không công nhận [8].

1.2.4.3. Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế

mục đích chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế được quy định tại phần V của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Tuyên bố này cũng giống như tuyên bố bảo lưu đều thể thể ý chí của chủ thể tham gia vào quan hệ điều ước nhưng chúng tạo ra những hệ quả pháp lý khác nhau.

Điểm khác biệt giữa hai loại tuyên bố này là thời điểm điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực. Tuyên bố đơn phương nhằm mục đích chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế được đưa ra khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực còn tuyên bố bảo lưu có thể đưa ra vào thời điểm điều ước quốc tế chưa phát sinh hiệu lực [8].

Về hệ quả pháp lý với tuyên bố, đối với bảo lưu điều ước quốc tế, sau khi chấp nhận bảo lưu, quan hệ điều ước giữa các bên vẫn được duy trì và các điều khoản nằm ngoài phạm vi bảo lưu vẫn được áp dụng trong khi đó, Tuyên bố đơn phương nhằm mục đích chấm dứt, rút khỏi hay tạm đình chỉ điều ước quốc tế sẽ loại trừ hoặc hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của điều ước quốc tế đối với các chủ thể tham gia quan hệ điều ước. Việc này khiến chấm dứt (tạm đình chỉ) quan hệ điều ước giữa thành viên đưa ra tuyên bố với tất cả các thành viên khác.

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, Tuyên bố đơn phương được đưa ra trong điều kiện người có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia thực hiện việc quyên bố, đồng thời, quốc gia đó phải hành động phù hợp với nội dung của tuyên bố. Từ đó, sẽ tạo nên giá trị pháp lý ràng buộc đối với quốc gia đó.

Tuyên bố bảo lưu là một hình thức đặc biệt của tuyên bố đơn phương cho phép quốc gia đưa ra bảo lưu thể hiện ý chí riêng nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hay một số điều khoản cụ thể của điều ước khi áp dụng.

Dựa theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982, quy định tại Điều 287 và Điều 298 của công ước sẽ thuộc tuyên bố đơn phương hay tuyên bố bảo lưu? Chương 2 sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.

CHƢƠNG 2

QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ THEO ĐIỀU 287 VÀ ĐIỀU 298

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của công ước luật biển 1982 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)