3.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam về việc lựa chọn cơ chế
3.2.2. Một số khuyến nghị dành cho Việt Nam về vận dụng quyền đưa
đưa ra tuyên bố theo cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS 1982
Biển đảo Việt Nam được coi là vùng cửa ngõ cho sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ với các nước trong khu vực mà với cả thế giới. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã giúp con người có những phát hiện to lớn về nguồn tài nguyên phong phú trong lòng biển đảo Việt Nam. Trong những năm qua, tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố
gây mất ổn định cho khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, giải quyết vấn đề này được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Đảng và Nhà nước ta. Là quốc gia có vị trí địa lý chiến lược nằm ven Biển Đông, có bờ biển dài so với các quốc gia trong khu vực, hiện nay, Việt Nam đang có những tranh chấp biển cơ bản sau: [9]
- Tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc.
- Tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa với Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Malaixia, Philipines và Brunei.
- Các tranh chấp liên quan đến Campuchia trên vùng biển phía Nam Biển Đông giữa hai nước.
- Các tranh chấp liên quan đến vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Indonexia, Malaixia, Thái Lan.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý quốc tế và những chứng cứ lịch sử cho thấy Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền biển đảo, vậy Việt Nam nên hành động như thế nào để đảm bảo lợi ích quốc gia, vấn đề chính trị, ngoại giao, kinh tế và quan hệ giữa các nước trong khu vực. Sau vụ kiện giữa Philippines và Trung quốc, Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn giải quyết tranh chấp thông qua con đường
ngoại giao. Việt Nam không nhất thiện phải can thiệp vào biện pháp khởi kiện của Philippines nhưng cần lưu ý khoanh lại những giải thích phương hại đến vấn đề chủ quyền với các đá có liên quan đến Việt Nam, chỉ giải quyết các quyền chủ quyền và việc thực hiện các quyền đó trên các vùng biển và thềm lục địa giữa các bên trên cơ sở công ước Luật Biển. Đối với danh nghĩa chủ quyền lịch sử của Việt Nam, tồn tại tuyên bố bảo lưu theo khoản 1 Điều 298 của UNCLOS 1982, Trọng tài sẽ không đưa ra phán quyết về các vấn đề danh
nghĩa lịch sử, Việt Nam có thể yêu cầu Philippines đưa ra tuyên bố sửa đổi những nội dung giải thích liên quan đến chủ quyền của Việt Nam nhưng không ảnh hưởng đến mục đích bác bỏ đường 9 đoạn của Trung quốc không phù hợp với UNCLOS 1982 [3]. Đồng thời, Việt Nam không ngừng đưa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo trên cơ sở thượng tôn pháp luật đối với những hành vi của các quốc các quốc gia khác xâm phạm đến những vùng biển, đảo thuộc phạm vi của nước ta.
Thứ hai, trường hợp Việt Nam tiến hành đưa ra tuyên bố lựa chọn hình
thức giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS 1982. Cơ chế này cho phép các thành viên khởi kiện liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Trong trường hợp Việt Nam và quốc gia còn lại tham gia tranh chấp cùng đưa ra tuyên bố lựa chọn một cơ chế giải quyết tranh chấp thì cơ chế tài phán quy định tại Điều 287 (1) UNCLOS sẽ được lựa chọn. Nếu Việt Nam lựa chọn một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp mà bên kia chưa có lựa chọn hoặc hai bên có lựa chọn khác nhau thì Tòa Trọng tài theo phụ lục VII sẽ được áp dụng. Mặc dù những ngoại lệ quy định tại Điều 298 của Công ước Luật Biển 1982 loại bỏ hiệu lực của cơ chế tài phán nhưng nó chỉ loại bỏ một phần trong số các tranh chấp nhất định, những tranh chấp còn lại liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước nằm ngoại phạm vi Điều 298 thì thẩm quyền quy định trong Điều 287 vẫn được áp dụng. Xét thấy trong trường hợp cần thiết, Việt Nam có thể tìm hiểu, cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng để lựa chọn biện pháp tài phán phù hợp cho mình nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, mặt khác, vấn duy trì hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, các tuyên bố, các thỏa thuận được ký kết giữa các nước và đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982. Việc lựa chọn phương thức này có một số ưu điểm như:
- Các bên có khả năng tham gia trực tiếp vào việc thành lập Tòa Trọng tài thông qua việc chỉ định các Trọng tài viên.
- Thời gian và thủ tục trong các vụ kiện Trọng tài có thể linh hoạt hơn nếu các bên thực sự có thiện chí, việc thỏa thuận và dàn xếp với Tòa Trọng tài về lịch trình diễn ra các hoạt động tố tụng của quá trình xét xử.
- Tính bảo mật cũng là một đặc trưng riêng của cơ chế Trọng tài so với cơ chế Tòa án vốn luôn chú trọng tính công khai.
- Khi sử dụng cơ chế Trọng tài, các bên đương sự có thể an tâm về khả năng không bị bên thứ ba can thiệp vào quá trình tố tụng ngoài mong muốn của mình như trong cơ chế Tòa án quốc tế.
- Điểm đặc biệt nhất của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII so với 03 cơ chế giải quyết tranh chấp còn lại là theo quy định tại Khoản 5 Điều 287 của UNCLOS 1982 là, Tòa theo Phụ lục VII là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Công ước.
- Theo quy định này, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 mà các bên không lựa chọn cùng một cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại Khoản 1 Điều 287 thì một bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII. Trong trường hợp đó, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền đương nhiên mà không cần có sự đồng ý của bên kia.
Có thể thấy, việc giải quyết các tranh chấp thông qua các Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII hay Phụ lục VIII của UNCLOS 1982 được đánh giá là có triển vọng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Bởi lẽ hiện nay, các quốc gia có xu hướng chọn Trọng tài quốc tế về Luật Biển để giải quyết các tranh chấp liên quan với thủ tục mềm dẻo và linh hoạt, các bên có thể thỏa thuận về số lượng trọng tài viên và trọng tài viên đại diện cho mình, tính hiệu quả của phương thức này trong việc giải quyết tranh
chấp đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình tố tụng. Khi lưa chọn cơ chế thông qua tòa Trọng tài, các bên tham gia tranh chấp cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Giữa các bên hiện đang tồn tại tranh chấp
- Các bên đã tích cực sử dụng các biện pháp chính trị - ngoại giao để giải quyết tranh chấp nhưng một bên trong tranh chấp không hợp tác dẫn đến tranh chấp không thể giải quyết
- Các bên không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp cụ thể nào tring các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
- Thủ tục trong tài theo phụ lục VII là thủ tục mặc nhiên.
- Về phạm vi và nội dung khởi kiện không vi phạm giới hạn và ngoại lệ theo quy định tại Điều 297 và Điều 298 của UNCLOS 1982.
- Xét về khía cạnh pháp lý, việc thu thập bằng chứng và sử dụng bằng chứng như thế nào phục vụ các lập luận pháp lý là vấn đề quan trọng mà một quốc gia khi tham gia tranh tụng cần phải lưu ý để có thể đảm bảo xây dựng bộ hồ sơ một cách tốt nhất. Trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Toà cũng từ chối xem xét một số bằng chứng do Philippines đưa ra và Toà cũng tìm kiếm các bằng chứng một cách độc lập để đưa ra kết luận [5].
- Thời gian để đi đến phán quyết cuối cùng có thể phải trải qua một giai đoạn kéo dài. Điều này đòi hỏi quốc gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt: nhân lực, chuyên môn, tinh thần để theo đuổi vụ kiện trong hoàn cảnh quốc gia bị kiện có thể tạo áp lực để từ chối giá trị của vụ kiện.
- Nếu so sánh với các Tòa án thường trực, giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài thường sẽ làm phát sinh chi phí liên quan đến việc thanh toán thù lao cho các Trọng tài viên cũng như việc chi trả các phí dịch vụ của Ban thư ký.
ra với các bên tham gia tranh chấp. Phán quyết của Tòa án quốc tế (ICJ hoặc ITLOS) có thể nhờ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc can thiệp trong trường hợp một bên tranh chấp không tuân thủ phán quyết. Tuy nhiên, trong cơ chế Trọng tài, việc thực thi Phán quyết Trọng tài hoàn toàn dựa trên nguyên tắc “pacta sunt servanda” - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế, do đó, điều này phụ thuộc phần nhiều vào ý thức tuân thủ nguyên tắc và luật pháp của quốc gia.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên quan điểm Trung Quốc căn cứ ngoại lệ quy định tại Điều 298 của UNCLOS cho rằng các thoả thuận song phương và DOC tạo ra nghĩa vụ cho các bên phải đàm phán và tham vấn song phương để đi đến biện pháp giải quyết cuối cùng. Vì vậy, việc Philippines đơn phương khởi kiện nước này ra trước Toà Trọng tài đã vi phạm nghĩa vụ đàm phán và vi phạm nguyên tắc thiện chí, cấu thành việc lạm dụng quy trình pháp lý theo UNCLOS.
Tuy nhiên, Toà Trọng tài xác định rằng cả DOC và các tuyên bố song phương mà Philippines và Trung Quốc đưa ra đều không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và vì thế không tạo ra nghĩa vụ bắt buộc cho các bên phải đàm phán. Kể cả có mang tính ràng buộc đi nữa, tương tự như Hiệp ước hữu nghị hợp tác, các văn bản này đều không chứa đựng một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc nào, đồng thời cũng không loại trừ quyền của các bên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287 của UNCLOS để giải quyết tranh chấp của mình.
Từ thực tiễn vụ kiện giữa Philippines và Trung quốc, Việt Nam có thể tham khảo về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tòa trọng tài phụ lục VII UNCLOS 1982, những ưu điểm, nhược điểm về hình thức này từ đó có những giải pháp pháp lý phù hợp nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác để cùng phát triển ở Biển Đông và trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt và những va chạm lợi ích ở Biển Đông gia tăng như hiện nay, cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Công ước 1982 đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các bên tham gia tranh chấp. Cơ chế này rất phù hợp với xu thế chung của Công ước và tất nhiên là cả với xu thế phát triển của Luật quốc tế. Những nguyên tắc và phương pháp giải quyết tranh chấp được đề cập đến trong Công ước là những nguyên tắc và phương pháp truyền thống của Luật quốc tế. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước cũng ghi nhận những điểm mới mẻ rất đặc biệt. Điểm thứ nhất, đó là lần đầu tiên có một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc dẫn đến những quy định ràng buộc. Hơn thế nữa, tuy là cơ chế bắt buộc, những nó cũng rất linh hoạt khi Điều 287 Công ước cho phép các quốc gia quyền được lựa chọn trong 4 thủ tục bắt buộc trong thời gian không bị ấn định, giới hạn. Điều này tạo cho quốc gia cơ hội để lựa chọn một phương thức giải quyết thích hợp nhất, phù hợp với lợi ích của từng quốc gia. Điểm mới mẻ và đặc biệt thứ hai, đó là mặc dù là cơ chế giải quyết bắt buộc, những không phải bất kì tranh chấp nào cũng phải đưa giải quyết tại cơ chế này. Điều 298 Công ước cho phép các quốc gia tuỳ thời đưa ra các tuyên bố ngoại lệ về việc áp dụng các thủ tục bắt buộc. Quy định này đánh dấu sự tôn trọng và thoả hiệp đối với “chủ quyền quốc gia” của Công ước. Và mặc dù Điều 298 cho phép các quốc gia loại bỏ hiệu lực của cơ chế giải quyết tranh chấp, nhưng nó cũng chỉ loại bỏ 1 phần hiệu lực đối với các tranh chấp nhất định. Các tranh chấp khác, nằm ngoài nội dung ngoại lệ vẫn có khả năng áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287. Do đó, triển vọng các quốc gia đưa các tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc vẫn vô cùng lớn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Kim Anh – Thu Hà (2018), Việt Nam kiên trì giải quyết các tranh chấp
ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Báo Vietnamnet.vn.
2. Nguyễn Bá Diến - Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật Biển năm 1982”, Tạp chí khoa học ĐHQG, Luật học (25), tr. 19-26.
3. Phạm Vũ Thắng (2013), “ Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước
vụ kiện của Philippines ” Tạp chí khoa học ĐHQG, Tập 29, số 2, tr 50-55
4. Đặng Thu Hồng (1998), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo
Công ước 1982 và Toà án Quốc tế về Luật Biển, Luận văn tốt nghiệp,
Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Lan (2016), Việt Nam lợi hay hại sau phán quyết PCA?. 6. Liên Hợp Quốc (1945) Hiến chương, ngày 24 tháng 10 năm 1945. 7. Trần H. D. Minh, Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 1982,
https://iuscogens-vie.org/2017/12/31/55/.
8. Nguyễn Thị Kim Ngân - Đỗ Quý Hoàng (2017), Quyền bảo lưu và một số tuyên bố đơn phương của quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế.
9. Ngô Hữu Phước (2003), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội.
10. Quy chế Tòa án Công lý quốc tế.
11. Nguyễn Hồng Thao (2011), Biển Đông – Ba giai đoạn, bốn thách thức,
hai cách tiếp cận và một niềm tin.
12. Nguyễn Hồng Thao (2015), Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa và các vùng biển ở Biển Đông,
Nxb Thế giới. Trương Nhân Tuấn,
II. Tài liệu tiếng Anh
14. Case concerning Armed Activities on the Territory of the Congo (New Application: 2002) (Democratic Republic of the Congo v. Rwanda), Judgment of 3 February 2006, Jurisdiction of the Court and Admissibility
of the Application.
15. Case concerning Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain (Qatar v. Bahrain), Judgment of 1 July 1994, Jurisdiction of the Court and Admissibility of the application. 16. Case concerning the Temple at Preah Vihear.
17. Cf. the Uniform Commercial Code (UCC).
18. G Schwarzenberger (1957), International Law as Applied by International
Courts and Tribunals (vol IV).
19. Guiding Principles applicable to unilateral declarations of States capable of creating legal obligations, with commentaries thereto of International Law Commission (2006).
20. H.Charlesworth and Chinkin (2000), The Boundairies of International
Law: a Feminist Analysis, Juris Publishing, Inc.
21. I.C.J. Reports (1986), Case concerning the Frontier Dispute (Burkina Faso v. Republic of Mali), Judgment of 22 December 1986.
22. ILC (2011), Guide to practice on reservations to treaties, UN.
23. International Law Commission (2000), Third Report on Unilateral Acts
of States, 52nd Session UN Doc A/CN.4/505, art 1.
24. ITLOS Reports (2008-2010), Dispute concerning delimitation of the