Tăng cường biện pháp giáo dục, tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận

3.2.2. Tăng cường biện pháp giáo dục, tuyên truyền

Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên Internet và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên Internet, các giải pháp quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của Internet; các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý Internet phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bảo gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng Internet là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trò chủ đạo để người dùng Internet từng bước thích ứng một cách tích cực với môi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích.

luận cũng như giới hạn của nó, họ phải ý thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Cần huy động mạnh sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa Internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.

Do đối tượng sử dụng Internet nhiều nhất là giới trẻ, nên cần xây dựng những sân chơi lành mạnh cho giới trẻ trong môi trường Internet. Đây chính là môi trường lý tưởng để giáo dục ý thức cho người sử dụng Internet, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người chung quanh nhận biết, sang lọc các thông tin xấu.

“Giới trẻ rất háo hức với những lợi ích mà internet mang lại. Họ đã biết ứng dụng internet trong học tập và làm việc”, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Mai Liêm Trực khẳng định. Theo ông Mai Liêm Trực, trong thế giới phẳng, lớp trẻ hiện nay đang có một tương lai tươi sáng nhờ internet. Internet là một môi trường mới, một nền kinh tế mới và ở đó cần có tri thức của những người trẻ tuổi [32].

Nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân vừa để định hướng hành vi pháp luật đúng đắn cho Nhân dân, vừa là đòn đáp trả hung hồn những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Kết luận chƣơng 3

Quyền tự do ngôn luận là quyền quan trọng của xã hội, bên cạnh các quy định vè quyền tự do ngôn luận, pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như của công dân. Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan, khung pháp lý điều chỉnh các hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet chưa nhiều, vì thế nên những phát ngôn trên Internet nhiều lúc bị hình sự hóa, gây ra nhiều vụ bắt bớ, bỏ tù nên những người bất đồng chính kiến hoặc có những quan điểm khác về nhà cầm quyền. Quyền tự do ngôn luận không được bảo đảm sẽ tạo ra bức xúc và dễ dẫn đến những hành động tự phát của công dân vượt ra ngoài quy định của pháp luật. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị. Vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng những chính sách phù hợp để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về thực hiện quyền này.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà internet mang lại, các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên internet cũng ngày càng tăng; nguy cơ gián điệp mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Bên cạnh đó, kẻ xấu cũng sử dụng môi trường internet để tán phát thông tin bịa đặt, không kiểm chứng, độc hại nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại… Do vậy, thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên internet, sẵn sàng tham gia vào việc hình thành hệ thống pháp luật an toàn về internet... Bên cạnh đó, cần trang bị kỹ năng ứng xử khi sử dụng internet, mạng xã hội cho người sử dụng. Những ai cố tình lợi dụng sự tự do internet với cái cớ “dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân sẽ bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Internet có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân, quyền tự do ngôn luận trên Internet là một quyền cơ bản của con người và cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng thiết yếu của một xã hội dân chủ. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ.

Trong thực tiễn, quyền tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối, hệ thống pháp luật quốc tế, khu vực và các quốc gia đều có những quy định về phạm vi giới hạn của quyền tự do ngôn luận. Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quyền tự do ngôn luận trong giai đoạn Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực

Internet ở Việt Nam phát triển không chỉ giúp người dân thỏa mãn nhu cầu văn hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà còn giúp người dân có tiếng nói, đóng góp ý kiến, chia sẻ, thậm chí phản biện chủ trương, chính sách của Nhà nước và của các cấp chính quyền.

Nhà nước ta đã ban hành những quy định pháp luật là hành lang pháp lý giúp người dân được bảo vệ nhân quyền, nhờ vào pháp luật còn giúp đảm bảo an ninh, đạo đức, thương mại mà các nhà mạng phải tuân theo.

Trong quá trình nghiên cứu cho thấy pháp luật Việt Nam còn gặp hạn chế về quyền tự do ngôn luận trên Internet, từ đó tác giả đã đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt

Nam là nhiệm vụ thiết yếu trong quá trình xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc tiếp tục nghiên cứu về cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế, khu vực và phù hợp với đặc điểm của nước ta là yêu cầu khách quan trong quá trình nước ta đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao (đồng chủ biên) (2018), Phạm vi

và giới hạn của tự do Internet, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (2017), Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về thông tin

điện tử trên internet và mạng xã hội, Hà Nội, tr. 5-6.

3. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2002), Các văn kiện

quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

4. Gudmundur Alfredsson, Asbjørn Eide (2017), Tuyên ngôn quốc tế nhân

quyền 1948, Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, tr. 401.

5. Chu Thị Thúy Hằng (2015), “Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận”, Tạp chí Khoa học,

Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 31, (3), tr.52.

6. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và

pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

7. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế

- những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

8. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế

về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

9. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và

pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

10. Martin LOMBARD, Luật hành chính.

11. Nguyễn Đình Nghĩa (2018), Pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam

12. Hoàng Đức Nghĩa (2016), Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã

hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội.

13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật

Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Hà Nội.

15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật An

toàn thông tin mạng, Hà Nội.

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật An

ninh mạng, Hà Nội.

17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Viễn

thông năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, Hà Nội.

18. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

* Tài liệu Website tiếng Việt

19. Hà Bắc (2018), Những vấn đề quyền con người đang đặt ra trong xã

hội ta hiện nay, https://dantri.com.vn/dien-dan/nhung-van-de-quyen-

con-nguoi-dang-dat-ra-trong-xa-hoi-ta-hien-nay- 20181208093829565.htm.

20. Bàn về tính dân chủ trên Internet, http://www.tuanvietnam.net/2009- 10-28-ban-ve-tinh-dan-chu-tren-internet.

21. Quỳnh Chi (2018), Quyền con người trên internet,

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/un-hr-promote-hr-online-qc- 07102012093302.html.

22. Chiến NB, Tìm hiểu mạng Internet ra đời vào năm nào?, http://trainghiemkhac.vn/internet-ra-doi-nam-nao/

23. Trọng Đạt (2019), Dùng biện pháp kỹ thuật, kinh tế buộc Google,

YouTube tuân thủ luật Việt Nam, https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-

truyen-thong/dung-bien-phap-ky-thuat-kinh-te-buoc-google-youtube- tuan-thu-luat-viet-nam-544876.html.

24. Đức Hoàng, Châu An, Đình Nam (2017), 20 năm thay đổi cùng

Internet tại Việt Nam, https://vnexpress.net/longform/20-nam-thay-doi-

cung-internet-tai-viet-nam-3673784.html.

25. Hơn 60% dân số Việt Nam dùng Internet, truy cập trung bình 7 tiếng/ ngày (2018), https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/60-dan-so- viet-nam-dung-internet-truy-cap-trung-binh-7-tieng-ngay- c55a1010906.html. 26. http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Khong-the-loi-dung- quyen-tu-do-ngon-luan-de-xuyen-tac-can-tro-viec-thuc-thi-Luat-An- ninh-mang-521737/. 27. http://congan.com.vn/tin-chinh/nhung-thach-thuc-trong-cong-tac-quan- ly-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay_62055.html. 28. http://www.niics.gov.vn/index.php/cong-nghe-thong-tin/461-d-an-qdua- vit-nam-sm-tr-thanh-nuc-mnh-v-cong-ngh-thong-tin-va-truyn-thong. 29. https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet. 30. https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet- viet-nam-nam-2018. 31. https://www.internetworldstats.com/stats3.htm.

32. Ngọc Minh (2017), Sự phát triển Internet lành mạnh ở Việt Nam là

không thể phủ nhận, https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-

binh/su-phat-trien-internet-lanh-manh-o-viet-nam-la-khong-the-phu- nhan-527299.

33. Nhìn lại 20 năm Internet vào Việt Nam: Những cú hích khiến internet bùng nổ (2017), https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/nhin-lai-20-nam- internet-vao-viet-nam-nhung-cu-hich-khien-internet-bung-no-

n20171119072601262.htm.

34. Nguyễn Phúc (2019), Thành phố Hồ Chí Minh triển khai “phòng họp

không giấy”, https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/tp-hcm-

trien-khai-phong-hop-khong-giay-544781.html.

35. Vân Thanh (2019), Đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, http://hoinhabaovietnam.vn/Dam-bao-quyen-tu-do-ngon-luan-tiep-can- thong-tin_n53556.html.

36. Theo VGP (2019), Thủ tướng chỉ thị tăng cường bảo đảm an toàn, an

ninh mạng, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-chi-thi-

tang-cuong-bao-dam-an-toan-an-ninh-mang-539793.html.

37. Vũ Văn Tính (2013): Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận, https://www.nhandan.com.vn/binhluan/binh-luan-phe-

phan/item/21221802-.html.

38. Truyền thông thời "internet mở", http://www.tuanvietnam.net/2009-10-07- truyen-thong-thoi-internet-mo-.

39. Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, http://www.asean.org/storage/images/ASEAN_RTK_2014/6_AHRD_B ooklet.pdf.

II. Tài liệu tiếng Anh

40. Office of the Special Rapporteur for Freedom of Expression Inter- American Commission on Human Rights (2013), Freedom of Expression

* Tài liệu Website tiếng Anh

41. Chaplinsky v. New Hampshire, 315 U.S. 568 (1942),

https://supreme.justia.com/cases/federal/us/315/568/case.html.

42. Frank La Rue (2011), Report of the Special Rapporteur on the promotion

and protection of the right to freedom of opinion and expression, Office

of the United Nations High Commissioner for Human Rights. (A/HRC/17/27),

http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrcouncil/docs/17session/A.HRC.17. 27_en.pdf p. 7.

43. Freedom House (2017), Freedom on the Net 2017 – United States, https://freedomhouse.org/report/freedom-net/2017/united-states (truy cập ngày 24/5/2018).

44. United Nations Human Rights Council (2012), The promotion, protection and enjoyment of human rights on the Internet.

(A/HRC/RES/20/8). http://

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)