Pháp luật ở Nhật Bản về quyền tự do ngôn luận trên Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)

1.4. Pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở một số

1.4.3. Pháp luật ở Nhật Bản về quyền tự do ngôn luận trên Internet

Nhật Bản là quốc gia đi tiên phong trong phát triển ngành viễn thông, thông qua ban hành các văn bản luật nhằm xây dựng xã hội mạng thông tin - internet. Cho đến nay, các ứng dụng internet thành công trong quản lý hành chính cũng như thúc đẩy phát triển các giao dịch dân sự và thương mại ở Nhật Bản là kết quả của nỗ lực hiện thực hóa tinh thần “tự do internet”. Ở Nhật Bản quan điểm cho rằng “tự do internet” là khái niệm rộng, thể hiện ở việc có thể truy cập không bị hạn chế mạng internet theo nguyên tắc tự chủ không chịu sự chi phối của Nhà nước. Ngoài ra, trên mạng internet, người sử dụng internet phải được bảo đảm quyền tự do biểu đạt và được biết, quyền được giữ bí mật, quyền tài sản trí tuệ… Trải qua gần 20 năm, Nhật Bản đã từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục những bất cập liên quan đến quản lý, sử dụng và ứng dụng internet nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể sử dụng tiện ích từ các dịch vụ thông qua internet trên cơ sở bảo vệ quyền sở hữu và an toàn giao dịch [1, tr. 317].

Năm 1985, Ở Nhật Bản, tự do hóa viễn thông bắt đầu xuất hiện, khi Chính phủ tư nhân hóa Công ty điện tín điện thoại nhà nước, mở cửa thị trường điện tín, điện thoại quốc tế và du nhập nguyên tắc cạnh tranh trong

kinh doanh viễn thông, từ đó mở ra thời kỳ tự do truyền tin bằng máy tính. Năm 1995, Nhật Bản thay đổi cách quản lý mạng internet cho phép các công ty viễn thông, máy tính tư nhân được cung cấp dịch vụ internet. Năm 1996, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã thông qua Hiệp ước Quyền tác giả WIPO về quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh phát triển mạng internet. Sự tồn tại của Hiệp ước này có tác động quan trọng đến phát triển internet tại Nhật Bản, mặc dù năm 2000 Nhật Bản mới phê chuẩn Hiệp ước này.

Trước khi internet được phổ cập, việc truyền thông tin qua hệ thống máy tính giúp cho doanh nghiệp, cá nhân kết nối với nhau với tư cách là hội viên, ngoài ra phương thức này có thể truyền thông tin cho số người không xác định. Trong thời kỳ thịnh hành của truyền thông tin bằng máy tính đã phát sinh hàng loạt các vi phạm lừa đảo mạng, đăng thông tin mua bán lừa dối bằng email và nhiều tranh chấp giữa thành viên và công ty máy tính truyền thông tin… Điều này đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ người sử dụng, vì vậy, năm 1999, Nhật Bản đã ban hành Luật Cấm đăng nhập trái pháp luật.

Có thể nhận thấy rằng, trước năm 1999 ở Nhật Bản, internet chưa được phổ cập, nhưng đây là thời kỳ hoàn thiện cơ sở hạ tầng internet và quy định các hành vi trái pháp luật về internet. Các quy định này sau đó vẫn tiếp tục được áp dụng nhằm đối phó với các thông tin có hại và bảo đảm an ninh mạng.

Sau đó, Internet được sử dụng với tư cách là mạng học thuật cho các học giả nghiên cứu và áp dụng nhanh chóng trong lĩnh vực thương mại.

Năm 2000, Nhật Bản ban hành Luật Công nghệ thông tin, Luật Chữ ký điện tử. Năm 2001, Nhật Bản sửa đổi Luật Hình sự quy định tội phạm ghi chép thẻ điện tử thanh toán; ban hành Luật Giới hạn trách nhiệm người cung cấp, và năm 2002, ban hành Luật Truyền thư điện tử nhằm đối sách với tình trạng thư rác.

Năm 2008, Nhật Bản ban hành Luật Hoàn thiện môi trường internet cho thiếu niên. Tiếp theo đó, năm 2014 Nhật Bản ban hành Luật An ninh mạng (Cyber securities law). Luật này được sửa đổi năm 2016 với mục đích giám sát hành vi bất hợp pháp trong việc sử dụng hệ thống thông tin do Nhà nước cung cấp nhằm bảo đảm an ninh mạng và mở rộng thêm đối tượng tham gia phân tích là pháp nhân hành chính độc lập công lập. Ngoài ra, Luật quy định ủy thác một phần hoạt động của Cơ quan chiến lược an ninh mạng cho Cơ quan xúc tiến xử lý thông tin là pháp nhân hành chính độc lập công lập [1, tr. 318].

Kết luận chƣơng 1

Internet ra đời và phát triển với các đặc trưng như tính kết nối, tính mở, tính thích ứng và tốc độ đã thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng thông tin trên thế giới. Internet mở ra phương thức mới cho từng cá nhân trong việc tiếp cận nhanh chóng với kiến thức cũng như đem tới cho họ một kênh mới để bày tỏ, chia sẻ những ý tưởng của mình với toàn thể nhân loại. Dưới góc độ đó, internet đã thúc đẩy những cơ hội và phương tiện để thực hiện quyền các quyền con người cơ bản, trong đó tiêu biểu là quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, ở góc độ khác, Internet cũng có thể được sử dụng như công cụ nguy hiểm để xâm phạm đến các quyền tự do khác của con người. Chẳng hạn, tự do ngôn luận chưa bao giờ đứng trước những thách thức to lớn như trong kỷ nguyên internet hiện nay.

Quyền tự do ngôn luận thừa nhận mọi người tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền bá các ý tưởng, thông tin không phân biệt lĩnh vực trên internet mà không bị giới hạn về biên giới. Để thực hiện quyền này, sẽ có những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt kèm theo, đặt trong tương quan với việc tôn trọng các quyền và lợi ích nhất định.

“Internet ra đời đã làm thay đổi cách người ta sống và làm chính trị. Và bây giờ, nó có thể sẽ làm thay đổi cách người ta định nghĩa về nhân quyền” [21].

Khả năng tiếp cận, truy cập, kết nối internet là điều kiện tiên quyết của tự do internet, do đó nó luôn được coi là một khía cạnh không thể thiếu của tự do internet. Mọi trở ngại khách quan hay chủ quan đối với khả năng truy cập internet đều dẫn đến tự do internet bị giới hạn.

Trong thực tiễn, quyền tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối, hệ thống pháp luật quốc tế, khu vực và các quốc gia đều có những quy định

về phạm vi giới hạn của quyền tự do ngôn luận. Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quyền tự do ngôn luận trong giai đoạn Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, đồng thời cũng thúc đẩy việc bảo đảm các quyền cơ bản khác theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)