Thành tựu về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 41)

2.1. Tình hình pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet

2.1.1. Thành tựu về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (Internetwordstats) vào ngày 30-6-2019, Việt Nam có khoảng 68 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% dân số, đứng thứ 8 ở châu Á về số người sử dụng Internet, chỉ sau Trung Quốc (khoảng 854 triệu người), Ấn Độ (khoảng 560 triệu người), Indonesia (khoảng 171 triệu người), Nhật Bản (khoảng 118 triệu người), Bangladesh (khoảng 96 triệu người), Philippin (khoảng 79 triệu người), Pakistan (khoảng 71 triệu người). Và nếu so với số người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2000 (chỉ ở mức 200.000 người), sau gần 20 năm, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng hơn khoảng 340 lần. “Điều đó cho thấy sự cởi mở, năng động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng thế giới số” [35].

Hình 2.1: Thời lượng truy cập Internet

(Nguồn: https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet- viet-nam-nam-2018)

So với năm 2017, lượng thời gian trung bình hàng ngày mà một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên thiết bị PC/Tablet không có gì khác biệt, đó là 6 giờ 52 phút, giảm đúng 1 phút so với năm trước. Trong khi đó, 2 giờ 37 phút là thời gian người dùng đầu tư “vi vu” online với thiết bị di động, và 1 giờ 21 phút là thời gian trải nghiệm thưởng thức “âm nhạc” mỗi ngày.

Hình 2.2: Tần suất truy cập Internet

(Nguồn: https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet- viet-nam-nam-2018)

Có đến 94% tỉ lệ người dùng trực tuyến mỗi ngày, và khoảng 6% lên mạng ít nhất 1 lần trong 1 tuần. Như vậy, tần suất người dùng truy cập ở Việt Nam rất cao và người ta coi Internet như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống hiện đại.

Hình 2.3: Bảng xếp hạng website hàng đầu

(Nguồn: https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet- viet-nam-nam-2018)

Theo SimilarWeb, người dùng Việt Nam vẫn truy cập trang tìm kiếm Google.com.vn nhiều nhất, sau đó vị trí thứ 2 là Facebook.com, tiếp đến Youtube.com ở vị trí thứ 3 và Google.com ở vị trí thứ 4. Có thể thấy, 4 vị trí dẫn đầu đều là các website nước ngoài, thuộc sở hữu của các tập đoàn công nghệ lớn ở Hoa Kỳ. Trang báo người Việt VnExpress ở vị trí thứ 5 và cũng là trang tiếng Việt được nhiều người truy cập nhiều nhất, vị trí thứ 6 là Zing, sau đó là Yahoo, CocCoc, News.Zing.vn và kênh cung cấp nội dung thông tin dành cho giới trẻ ở vị trí cuối cùng [30].

Với quy mô dân số trên 97 triệu người (tính đến năm 2019), tỷ lệ người sử dụng internet tính đến ngày 30-6-2019 là 68 triệu người, chiếm 70,3 % dân số. Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 giờ/ngày. Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác [25].

Bên cạnh đó là hàng trăm tờ báo và tạp chí điện tử đã ra đời, hàng ngàn trang thông tin điện tử được cấp phép, nhiều mạng xã hội được cấp phép và lượng lớn blog cá nhân đang hoạt động. Không những vậy, nhận thấy vai trò, vị trí của internet trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” [1, tr.40].

Internet không chỉ là kênh thông tin mà còn là một nơi giao dịch buôn bán lớn ở Việt Nam. Thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang được thực hiện. Mạng lưới internet phát triển và phổ cập rộng rãi đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Internet đã

và đang thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Tỷ lệ lớn thương mại điện tử đã và sẽ đến từ điện thoại thông minh với hàng triệu người dùng để xem và mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, trong các nhà hàng, sân bay, nhà ga, phố đi bộ… vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về thương mại điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại và dân sự. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua thương mại điện tử an toàn.

Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng phát triển công nghệ thông tin. Điều này đã xây dựng nên một nền tảng cơ bản để Internet xâm nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay.

Với chính sách mở cửa của Internet và sự phát triển không ngừng của Internet đã thúc đẩy người dân tiếp cận thế giới Internet. Tự do Internet luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việt Nam không cấm truy cập, tìm kiếm, chia sẻ thông tin trên Internet mà chỉ hạn chế những mặt trái do Internet gây ra, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của người dân.

Việc pháp luật thừa nhận quyền tự do ngôn luận nói chung cũng chính là tiền đề, cơ sở cho việc thừa nhận pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet. Trong những năm qua, chính vì pháp luật đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên Internet, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động, đặc biệt là trên mạng Internet. Các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhất là các buổi chất vấn được truyền tải trên Internet ngày càng nhiều. Nhiều chương trình đối thoại, tranh luận, trả lời,

thăm dò ý kiến… với nội dung phong phú, đa dạng về mọi vấn đề được đăng tải rộng rãi trên Internet.

Trên thực tế, Luật An ninh mạng tập trung hướng dẫn cho những người có khả năng bị thương tổn do tội phạm trên mạng đem lại bao gồm cả cá nhân, tổ chức hay chính phủ. Luật An ninh mạng còn bảo đảm và làm cải thiện sự truyền tải thông tin, dữ liệu trên Internet một cách an toàn.

Hiện nay, có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.170 trang thông tin điện tử của Việt Nam được cấp phép hoạt động. Internet được Nhà nước khuyến khích sử dụng. Giá dịch vụ internet ở Việt Nam thuộc dạng rẻ nhất khu vực. Người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới.

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự xã hội…”. Năm 2016, Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Đây là một văn kiện pháp luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí của Hiến pháp năm 2013. Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 thì quyền tiếp cận thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Những quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại,...”; những thông tin mà “nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng…” (Điều 6). Những thông tin được tiếp cận có điều kiện: “1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý… 2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, nếu được người

đó đồng ý” (Điều 7). Điều 11 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: “Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức...”

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những quy định bảo vệ các quyền này. Điều 288 quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: “Phạt tiền” người nào thực hiện nhằm “thu lợi bất chính”; “gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân” số tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng. “Phạt cải tạo không giam giữ” phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với những người: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông “những thông tin trái với quy định của pháp luật...”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)