Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 76)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận

3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

Qua các phân tích ở trên, có thể thấy Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc đảm bảo một môi trường internet lành mạnh thông qua việc đặt ra các hành lang pháp lý khá toàn diện cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành còn gặp một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, việc xác định chủ thể tham gia trong lĩnh vực thương mại

điện tử cần được hướng dẫn cụ thể để tránh sự nhầm lẫn dẫn đến miễn trừ trách nhiệm, trong đó, cần đặc biệt chú ý đến bên thứ ba.

Thứ hai, cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể giữ vai trò trung gian

trong các giao dịch thương mại điện tử, ví dụ như nhà cung cấp dịch vụ internet, sàn giao giao dịch online, đấu giá online hay các mạng xã hội có chức năng thương mại.

Thứ ba, cần cập nhật và giải thích các công nghệ tiềm tàng rủi ro liên

quan quan đến xâm hại người tiêu dùng để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ như với trường hợp các sản phẩm IOT đang rất phổ biến trên thị trường, hầu hết chúng được điều khiển và tương tác với các máy chủ và công ty nằm ở nước ngoài. Khi có thiệt hại xảy ra, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường rất khó.

Hệ thống hóa các quy định của pháp luật về internet

Như đã trình bày ở trên, các quy định điều chỉnh về lĩnh vực internet được hàm chứa trong nhiều đạo luật như Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản cụ

thể hóa kèm theo. Ngoài ra, còn có thể dẫn chiếu đến các luật khác như Luật cạnh tranh, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính... Vì vậy, việc tìm kiếm, tra cứu các quy định trong lĩnh vực internet hiện nay là rất khó khăn – phần nào cho thấy sự phức tạp của nguồn ngành luật hành chính Việt Nam.

Tình trạng trên cho thấy sự cần thiết pháp điển hóa những quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực internet, vì đây là một kênh tiếp cận thông tin, truyền đưa tin rất phổ biến của cá nhân và tổ chức. Pháp điển hóa được hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát, tập hợp và sắp xếp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực (trừ hiến pháp) thành một chỉnh thể thống nhất, khoa học để tạo thành một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bộ pháp điển.

Hiện tại, cơ sở pháp lý cho vấn đề trên là Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012, Nghị định số 63/2013/NĐ – CP ngày 27-6-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Thông tư số 13/2014/TT – BTP ngày 29-4-2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 quy định: Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ thì các cơ quan này thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Từ quy định này có thể thấy rằng trách nhiệm pháp điển hóa những quy định của pháp luật về internet thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông. Kết quả của quả việc pháp điển hóa này là Bộ pháp điển về internet. Nếu làm được như vậy sẽ rất thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bổ sung, điều chỉnh các quy định về xử phạt vi phạm hành chính

Hiện nay các quy định về xử phạt vi phạm hành chính còn chưa đầy đủ để xử lý trong một số lĩnh vực về internet. Cần bổ sung thêm việc xử phạt vi phạm hành chính về nội dung an ninh mạng với mục đích xử lý các hành vi đưa tin, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm về đạo đức, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh, hoặc vì lý do an ninh chính trị. Thực tế trên một số mạng xã hội đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân có những biểu hiện trên, gây bức xúc trên cộng đồng mạng nhưng cơ quan quản lý chưa có căn cứ để xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ áp dụng một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính (chủ yếu là phạt tiền). khoảng cách phạt tiền cho cùng một loại hành vi có độ chênh lệch rất cao (từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng, từ 5 triệu đồng đến 70 triệu đồng...) dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng mức phạt tiền. Thực trạng đó cho thấy một nhu cầu bổ sung các hình thức xử phạt khác được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và cụ thể các hành vi vi phạm tương ứng với mức tiền phạt cụ thể, rõ ràng hơn.

Tự do internet và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Theo thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) thì hành lang pháp lý cho các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và tội phạm mạng còn thiếu ở nhiều quốc gia, cụ thể:

- 72% các nước có luật về tội phạm máy tính.

- 58% các nước có luật về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu. - 58% các nước có luật về bảo vệ người tiêu dùng online.

Trong đó, Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển đã có đầy đủ các luật và chính sách liên quan đến các vấn đề trên. Có thể thấy, hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam đã đề cập khá toàn

diện tới các vấn đề trong thương mại điện tử và tự do internet. Dưới đây là một số nét chính và vấn đề đặt ra đối với pháp luật hiện hành ở Việt Nam.

Trước hết, về cơ cấu chủ thể, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề cập khá toàn diện đến cả ba nhóm chủ thể sau: người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh và bên thứ ba liên quan. Trong đó nhóm chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ được cụ thể hóa gồm hai bộ phận: thương nhân theo quy định của Luật thương mại và cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Quy định này là phù hợp với đặc trưng của thương mại điện tử hiện đại vì nhóm chủ thể không có đăng kí kinh doanh là rất phổ biến trong môi trường internet. Ngoài ra, trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử cũng làm rõ khái niệm “khách hàng” trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp.

Tuy nhiên các bên thứ ba liên quan lại chưa thực sự rõ ràng. khoản 13 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, “bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

a. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;

b. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

c. Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông; d. Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng đề cập đến nhóm chủ thể này chủ yếu với vai trò người cung cấp thông tin. Thậm chí tại điểm c khoản 3 Điều 26 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ khẳng định:

Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định trên chưa thực sự rõ ràng và sát với thực tiễn trong đó các bên thứ ba tham tới giao dịch thương mại điện tử khá phức tạp. Họ có thể là nhà cung cấp dịch vụ internet, nhà cung cấp nền tảng web, các tổ chức đánh giá và xếp hạng…

Về nội dung các quy định, có thể chia làm hai nhóm chính:

Một là, các quy định liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư và thông tin

của người tiêu dùng. Đây là một trong những nội dung chính của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan đến thương mại điện tử, trong đó vấn đề thông tin được đề cập rất chi tiết từ phân loại thông tin cũng như các quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với việc khai thác và cung cấp thông tin của khách hàng. Về cơ bản, trong các quy định đó, trách nhiệm chủ yếu thuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Họ trước tiên phải sử dụng thông tin một cách hợp pháp và đúng mục đích. Quan trọng hơn, thông tin đó phải được đảm bảo an toàn và có sự thỏa thuận trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, để củng cố các thỏa thuận liên quan đến thông tin người dùng thì nội dung này còn được thắt chặt bởi yếu tố minh bạch của hợp đồng theo mẫu cùng với việc doanh nhân phải đăng kí hợp đồng này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ là một phần chủ yếu trong trách nhiệm của chủ thể kinh doanh và các bên thứ ba trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có thể thấy ở nội dung này yếu tố thỏa thuận giữa các bên chưa thể hiện rõ ràng. Thay vào đó là các quy định mang tính chất bắt buộc về các hành vi bị cấm hay các yêu cầu bắt buộc về mặt thông tin mà họ phải thực hiện. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ đề cập chi tiết đến các hành vi và đối tượng của vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay lợi dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân để đưa ra thông tin sai lệch. Đặc biệt, tại Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà làm luật dành riêng một số quy định cho bên thứ ba trong việc cung ứng thông tin. Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba phải có trách nhiệm:

a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

Sự quan tâm tới bên thứ ba trong nhóm nghĩa vụ này đặc biệt quan trọng với các giao dịch trong không gian mạng, bởi trên thực tế, các nền tảng

giao dịch online luôn hướng đến việc tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng (bao gồm cả người mua lẫn người bán) nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho các thông tin sai lệch được đăng tải do thiếu kiểm soát hoặc ràng buộc.

Ba là, các hành vi nghiêm trọng bị xử lý hình sự cũng là một phần

không thể thiếu trong thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng. Bộ luật Hình sự có đề cập tới tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin và mạng máy tính. Xem xét chi tiết các quy định này có thể thấy phần nào các chủ thể và các hành vi liên quan đến cung cấp và sử dụng thông tin trong thương mại điện tử gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng có thể cấu thành các tội phạm trên. Tuy nhiên, việc xác định chủ thể trong các vụ việc thương mại điện tử khá phức tạp do có nhiều bên liên đới. Nó không chỉ đơn thuần như các tội phạm máy tính truyền thống gắn nhiều tới yếu tố kĩ thuật chuyên môn. Trên thực tế, việc phát tán thông tin hay thậm chí điều khiển từ xa gây nguy hại tới người tiêu dùng ngày càng dễ dàng. Bất cứ chủ thể nào cũng có thể thực hiện với nhiều công cụ khác nhau. Do đó, việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm trong thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt chủ thể.

Ngoài ra, trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn có những phần riêng quy định về ngăn ngừa hành vi bán hàng đa cấp trái pháp luật và sàn giao dịch hàng hóa online. Các quy định này có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất với lĩnh vực chuyên ngành liên quan.

Tóm lại, có thể thấy tự do internet và quyền thông tin là một trọng những yếu tố nền tảng cho một nền kinh tế thông tin phát triển. Tuy nhiên dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, sự kiểm duyệt và kiểm soát đối với một số chủ thể là việc làm cần thiết.

Google, Youtube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước. Ngược lại, Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google…

Tuy nhiên, người nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Những vụ án liên quan đến sử dụng Internet, mạng xã hội như vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng), về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); vụ án Lê Đình Lượng (Nghệ An) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) cho thấy, các đối tượng đều sử dụng Internet, mạng xã hội (chủ yếu là Facebook, blog), lập tài khoản để hoạt động nhằm tập hợp lực lượng, phát tán tài liệu, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, xuyên tạc chính sách, pháp luật, lịch sử cách mạng Việt Nam, vu cáo lực lượng công an… [26].

Về khung pháp lý, hoạt động của Internet đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ và chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện sửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)