Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 65)

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam Internet ở Việt Nam

Trước khi giành được độc lập, quyền con người là khẩu hiệu để tập hợp quần chúng đi theo Đảng, làm cách mạng giành độc lập dân tộc. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, quyền con người được công khai tuyên bố. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền con người gắn liền với độc lập dân tộc. Người viết: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [19].

Người dân Việt Nam ngày càng được tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet. Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên Internet bằng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung.

Mọi công dân đều bình đẳng đối với quyền tự do ngôn luận và thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trước xã hội, nhưng sự tự do đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, không được xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân khác.

Thông tin cho rằng Việt Nam không có tự do Internet là hoàn toàn không đúng, nếu không muốn nói đây là luận điệu xuyên tạc. Bởi tất cả mọi người đều có thể tự do truy cập Internet mà không bị cấm đoán, hạn chế bởi cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.

Việc nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân vừa để định hướng hành vi pháp luật đúng đắn cho nhân dân, vừa là đòn đáp trả hung hồn những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thì địch

Hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc hướng dẫn thi hành pháp luật về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và chế tài xử lý vi phạm còn chưa đầy đủ.

Việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng còn hạn chế. Trong năm 2018 và năm 2019 đã xảy ra một số cuộc tấn công mạng có chủ đích, đánh cắp thông tin bí mật nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu (Global Cybersecurity Index – sau đây gọi tắt là GCI) của Liên minh viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union – sau đây viết tắt là ITU) còn chưa cao. Theo xếp hạng chưa chính thức tháng 3 năm 2019 (cho giai đoạn 2017 – 2018), Việt Nam xếp thứ 50/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá, đứng thứ 5/11 trong khu vực [36].

Trước tình trạng các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam đang xuất hiện tràn lan trên Internet, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi tinh thần thượng tôn pháp luật của tất cả các bên liên quan. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thượng tôn pháp luật là điều kiện tiên quyết của bất kỳ doanh nghiệp tử tế nào [23].

Sáng ngày 25/6, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố triển khai hệ thống “Phòng họp không giấy” (eCabinet) và ứng dụng “Giao việc tức thời, nhắc việc thông minh” [34].

Trong thời gian qua, nhất là trong những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh chính trị, xã hội trong nước và quốc tế sôi động, dư luận, xã hội rất lo lắng về tình trạng các thế lực thù địch, những kẻ xấu đang lợi dụng Internet tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, hiện nay trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều thông tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng, xấu, độc hại, đang làm suy giảm lòng tin trong Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Trong thời đại hiện nay, Internet đẩy cảm xúc cá nhân nhanh hơn bao giờ hết. Nó như chất xúc tác làm cho người ta thể hiện, lan tỏa ảnh hưởng về những gì họ muốn thấy, muốn tác động lên suy nghĩ, hành động của nhóm người khác. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, những phát ngôn gây thù hận không chỉ dừng lại ở mức lời nói, trạng thái, hình ảnh mang nội dung phỉ báng một người hoặc nhóm người mà còn có thể gây ra hành động bạo lực giữa các cá nhân hoặc nhóm cộng đồng. Phát ngôn gây thù ghét, đặc biệt ở trên Internet là tác nhân gây bất ổn, ảnh hưởng nguy hiểm đến an toàn xã hội. Chúng ta cần nghiên cứu thực trạng hiện nay tại Việt Nam và thảo luận để tìm ra các giải pháp khả thi đẩy lùi vấn nạn này.

Một số quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay

- Cần xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng về các khái niệm phát ngôn thù hận, kích động, phỉ báng, bôi nhọ và các hình thức biểu đạt.

- Việc chống phỉ báng, bôi nhọ hay phát ngôn thù hận, kích động trên internet không thể hiệu quả nếu thiếu vai trò của các công ty công nghệ thông tin và các tổ chức xã hội. Về vấn đề này, sự hợp tác giữa các công ty công nghệ thông tin và các tổ chức xã hội tại châu Âu là một điển hình tốt, trong đó

khả năng lọc, kiểm duyệt nội dung khách quan nhất thuộc về các tổ chức xã hội. Các công ty chỉ cung cấp giải pháp kỹ thuật bởi họ là người cung cấp và kiểm soát dịch vụ mà người dân sử dụng cũng như môi trường để người dân thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình trên internet.

- Cần có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng và các công ty công nghệ thông tin, tuy nhiên cơ quan chức năng chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát việc thực thi của công ty công nghệ thông tin chứ không nên tham gia vào việc kiểm duyệt.

- Xu hướng phi hình sự hóa tội “phỉ báng” đang dần phát triển cả ở Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng như các nước khác trên thế giới và Việt Nam nên tham khảo xu hướng này vì đó là “luật chơi” chung của cộng đồng quốc tế. Điều này là bởi thực tế, việc hình sự hóa tội “phỉ báng” tại các quốc gia trên thế giới dường như tập trung vào các nhà báo, nhà hoạt động xã hội tham gia phản biện và chỉ trích chính quyền. Ngoài ra, việc áp dụng luật hình sự dường như không phù hợp với nguyên tắc tỉ lệ (proportionality) về việc hạn chế hợp lý các quyền con người. Đối với người dân, các vụ kiện dân sự về phỉ báng phát huy hiệu quả tốt hơn.

- Cần có tiêu chuẩn rộng hơn về phỉ báng, bôi nhọ đối với “người của công chúng” hay “quan chức” so với giữa người dân thường để tạo điều kiện cho công chúng tranh luận về các vấn đề lợi ích công, đạo đức, trật tự công liên quan mà không phải e ngại về việc bị kết tội. Đồng thời cũng cần có khái niệm cụ thể để phân biệt hành vi được xem là phỉ báng, bôi nhọ đối với “người của công chúng” hay “quan chức”. Trong vấn đề này, các kinh nghiệm của nước Mỹ rất đáng để học tập, vì nó giúp duy trì tính phản biện mạnh mẽ của xã hội đối với các cán bộ nhà nước, chính sách công, những người nổi tiếng có ảnh hưởng tới đạo đức xã hội…

Cần nhìn nhận khách quan, khung pháp lý điều chỉnh các hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet chưa nhiều, vì thế nên những phát ngôn trên Internet nhiều lúc bị hình sự hóa, gây ra nhiều vụ bắt bớ, bỏ tù những người bất đồng chính kiến hoặc có những quan điểm khác với chính quyền.

Trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, v.v..

Quy định rõ ràng về tự do internet và giới hạn của việc sử dụng internet. Trong các chính sách lớn của Nhà nước về sự phát triển của internet chủ yếu là thúc đẩy, khuyến khích việc sử dụng, ứng dụng internet vào cuộc sống và lao động sản xuất mà chưa đề cập một cách trực tiếp đến phạm vi quyền của người sử dụng internet trong việc truyền đưa tin và công khai thông tin. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng. Luật bổ sung những sự điều chỉnh cụ thể về vấn đề này, tỏng đó bao gồm những biện pháp xử lý những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh mạng. Việc ban hành đạo luật này cũng nhằm mục đích nhận diện rõ ràng hơn về tự do internet và giới hạn của việc sử dụng internet trong thực tiễn.

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí nói chung, Internet nói riêng đã được bảo đảm đầy đủ, nhanh nhất cố thể. Internet xâm nhập vào nước ta từ năm 1997, việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên Internet

Vấn đề hiện nay của quyền tự do ngôn luận trên Internet là bảo đảm quyền trong việc tiếp cận, phản hồi thông tin và ngăn chặn việc lợi dụng quyền con người để vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)