Dấu hiệu hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 41 - 44)

2.2. MẶT KHÁCH QUAN

2.2.2. Dấu hiệu hậu quả

“Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [26, tr.152]. Bất kỳ một tội

phạm nào cũng gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho khách thể của tội phạm. Tính chất và mức độ của thiệt hại do tội phạm gây ra chịu sự quy định của tính chất, của quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm và mức độ biến đổi các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội ấy. Trong số các hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chỉ hậu quả nào đƣợc nêu ra trực tiếp trong nội dung điều luật quy định cấu thành tội phạm mới có ý nghĩa là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt. Các hậu quả khác đƣợc xem xét khi giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt với tội phạm đã đƣợc thực hiện.

Trong luật hình sự, có những cấu thành tội phạm luật quy định dấu hiệu hậu quả xảy ra thực tế là một dấu hiệu của cấu thành, đồng thời cũng có những tội phạm luật chỉ quy định khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong trƣờng hợp này khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải là khả năng thực tế và cụ thể. Khả năng thực tế là một giai đoạn nhất định của quá trình phát triển khách quan từ nguyên nhân đến hậu quả chứ chƣa phải là hậu quả thực tế.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa không giống nhau trong các cấu thành tội phạm khác nhau.

hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Nếu lỗi thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội phạm này là cố ý trực tiếp thì hậu quả nêu ra trong điều luật quy định tội phạm là căn cứ xác định tội phạm hoàn thành, thời điểm xuất hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thời điểm tội phạm hoàn thành, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣng chƣa gây ra hậu quả đƣợc chỉ ra trong điều luật quy định tội phạm thì tội phạm ở giai đoạn chƣa đạt. Nếu tội phạm đó có lỗi là vơ ý thì xuất hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội đƣợc nêu trong điều luật quy định tội phạm là căn cứ xác định hành vi đã thực hiện là cấu thành tội phạm, khi hậu quả chƣa xảy ra thì khơng coi là tội phạm.

Những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, luật hình sự khơng quy định hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một dấu hiệu của cấu thành tội phạm, vì vậy hậu quả nguy hiểm cho xã hội khơng phải là dấu hiệu định tội và cũng không phải là căn cứ xác định tội phạm hồn thành. Tuy nhiên, tính chất và mức độ của thiệt hại cụ thể đã gây ra cho xã hội có ý nghĩa quan trọng khi quyết định hình phạt.

Điều trình bày trên đây khơng có ý nghĩa là những tội phạm có cấu thành hình thức khơng gây ra hậu quả quả nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội, nhƣng với những tội phạm có cấu thành vật chất thì hậu quả nguy hiểm cho xã hội cụ thể đƣợc nhà làm luật quy định là một căn cứ có ý nghĩa quyết định khi xác định một hành vi là tội phạm hay xác định một tội phạm đã thực hiện là hồn thành; cịn trong các cấu thành tội phạm hình thức, hành vi đƣợc nêu ra trong điều luật quy định tội phạm đã thể hiện đầy đủ tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đó, sự thực hiện hành vi đó rõ ràng đã làm thay đổi tình trạng bình thƣờng của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm và gây thiệt hại

cho khách thể. Sự thực hiện hành vi đủ cho phép kết luận là phạm tội và tội phạm hoàn thành.

Hậu quả của tội phạm thể hiện ở chỗ hành vi nguy hiểm cho xã hội đã tác động làm thay đổi trạng thái bình thƣờng của đối tƣợng tác động của tội phạm, sự thay đổi này có thể đƣợc nhà làm luật quy định cụ thể trong nội dung cấu thành tội phạm hoặc có thể khơng đƣợc quy định cụ thể vào nội dung cấu thành tội phạm cụ thể.

Theo qui định của Điều 305 BLHS, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của Tội khơng thi hành án, nếu khơng có hậu quả nghiêm trọng xảy ra sẽ không cấu thành tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng đƣợc hiểu là:

- Do không ra quyết định thi hành án hoặc không chấp hành quyết định thi hành án mà ngƣời bị kết án tù, trốn tránh ngoài xã hội nên đã thực hiện hành vi phạm tội mới;

- Do không ra quyết định thi hành án dân sự, hoặc không thực hiện quyết định thi hành án, việc tranh chấp không giải quyết dứt điểm gây nên mâu thuẫn giữa ngƣời phải thi hành án và ngƣời đƣợc thi hành án phát sinh, xảy ra xơ sát gây thƣơng tích, gây rối trật tự cơng cộng hoặc chống ngƣời thi hành công vụ;

- Do không ra quyết định thi hành án, hoặc không thực hiện quyết định thi hành án nên ngƣời phải thi hành án đã tẩu tán tài sản phải thi hành, gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

- Do không ra quyết định thi hành án, hoặc không thực hiện quyết định thi hành án nên đã gây thiệt hại về tài sản hoặc ảnh hƣởng tới các quyền của cá nhân, cơ quan tổ chức.

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này nhƣng do tính chất, mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này mà việc xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi

hành quyết định thi hành án khơng giống nhƣ đối với các tội phạm khác. Vì vậy, khi xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thi hành án gây ra cần phải căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể chứ khơng thể có một hậu quả chung cho tất cả các hành vi không thi hành án đƣợc.

Ví dụ: hậu quả do khơng thi hành án đối với ngƣời phạm tội bị phạt tù giam gây ra khác với hậu quả do hành vi không thi hành án đối với ngƣời phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc đƣợc hƣởng án treo; hậu quả do khơng thi hành khoản tiền án phí gây ra sẽ khác so với hậu quả do hành vi không thi hành án phải trả nhà cho ngƣời đƣợc Tồ án cơng nhận quyền sở hữu nhà.

Hiện nay, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nào là hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thi hành án gây ra. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử, nghiên cứu các quy định khác về hậu quả nghiêm trọng đã đƣợc hƣớng dẫn, chúng ta có thể coi các thiệt hại sau đây do hành vi không thi hành án gây ra là hậu quả nghiêm trọng:

- Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng; - Do khơng bị vào trại giam thi hành hình phạt tù nên ngƣời bị kết án tiếp tục phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý;

- Do không thi hành án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động nên dẫn đến các đƣơng sự trong các vụ án này bức xúc gây ra những tội phạm khác nhƣ: giết ngƣời, cố ý gây thƣơng tích, gây rối trật tự cơng cộng, chống ngƣời thi hành công vụ… hoặc gây ra những hậu quả khác làm mất trật tự nghiêm trọng đến an ninh quốc gia hoặc an toàn xã hội, gây mất ổn định cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phƣơng...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)