Dấu hiệu hành vi nguy hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 37 - 41)

2.2. MẶT KHÁCH QUAN

2.2.1. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu trung tâm trong mặt khách quan

của tội phạm. Một ngƣời nếu chỉ có ý định, tƣ tƣởng phạm tội nhƣng không biểu hiện ra thế giới khách quan bằng những hành vi cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội thì khơng thể bị coi là tội phạm. Tội phạm trƣớc hết phải là hành vi của con ngƣời, khơng có hành vi thì khơng có tội phạm. Việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và mức độ thực hiện nó quyết định sự xuất hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mức độ của hậu quả cũng nhƣ quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Chỉ khi hành vi đƣợc thực hiện mới xuất hiện những biểu hiện khách quan đi liền với hành vi nhƣ công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội... Hành vi tác động vào đối tƣợng tác động của tội phạm là thay đổi trạng thái bình thƣờng của đối tƣợng tác động qua đó gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con ngƣời đƣợc thể hiện ra thế giới khách quan dƣới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.

Con ngƣời là chủ thể có ý thức của xã hội, các hành vi hay xử sự của con ngƣời, xét theo quan điểm của luật hình sự phải có sự tham gia của lý trí và ý chí tức là phải đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển. Những xử sự thể hiện ra thế giới khách quan nhƣng không đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển hoặc tuy nhận thức đƣợc nhƣng khơng điều khiển đƣợc thì khơng có ý nghĩa trong luật hình sự, khơng phải là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm. Vì vậy, những xử sự của con ngƣời thể hiện ra thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ nhƣng do cƣỡng bức thân thể, khơng phải là kết quả hoạt động ý chí của chủ thể thì khơng phải là hành vi phạm tội. Xử sự trong trƣờng hợp này là hậu quả của sự tác động trực tiếp của sức mạnh từ bên ngồi đƣa lại, khơng đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển. Hành vi có tính chất nguy

hiểm cho xã hội đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển chỉ bị coi là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nếu có đầy đủ những đặc điểm của một hành vi phạm tội nào đó đã đƣợc quy định trong luật hình sự tức là trái với luật hình sự.

Nhƣ vậy, với ý nghĩa là một biểu hiện hay dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các u cầu và địi hỏi của pháp luật hình sự. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc biểu hiện dƣới hai hình thức: Hành động phạm tội và không hành động phạm tội.

Theo Điều 305 BLHS 1999 thì hành vi khách quan của Tội khơng thi hành án bao gồm hai loại hành vi:

Thứ nhất, hành vi không ra quyết định thi hành án

Đây là hành vi của ngƣời có thẩm quyền, có trách nhiệm phải ra quyết định thi hành án. Qui định của BLTTHS 2003 đối với bản án đƣợc mang ra thi hành phải thỏa mãn hai điều kiện: a. Bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật; b. Phải có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, nếu khơng có quyết định thi hành bản án quyết định thì khơng có cơ sở để thi hành khơng thể hiện thực hóa các phán quyết của tịa án trong đời sống. Quyết định thi hành án là quyết định của ngƣời có thẩm quyền (theo quy định của luật tố tụng hình sự: Chánh án, Phó Chánh án đƣợc uỷ quyền hoặc Chánh án đƣợc uỷ thác ra quyết định thi hành, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự), đƣa bản án hoặc quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành. Trong đó quy định rõ cơ quan, tổ chức phải thi hành; ngƣời, tổ chức phải chấp hành bản án hoặc quyết định của tòa án...Bản án hoặc quyết định của Tịa án có thể thuộc những lĩnh vực khác nhau nhƣ lĩnh vực hình sự, lĩnh vực dân sự hay lĩnh vực hành chính...

trong việc ra quyết định thi hành án nhƣng đã không ra quyết định thi hành và do không ra quyết định thi hành án nên bản án hoặc quyết định của Tồ án khơng đƣợc thi hành.

Hành vi không ra quyết định thi hành án là dạng hành vi khách quan thứ nhất của tội khơng thi hành án đƣợc thực hiện dƣới hình thức khơng phạm tội, ngƣời có thẩm quyền đã không ra quyết định thi hành án thuộc trách nhiệm của mình theo qui định của pháp luật. Ví dụ: Bùi Văn T bị Tồ án nhân dân quận H phạt 3 năm tù về tội chứa mại dâm; trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Bùi Văn T chỉ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cƣ trú”. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Bùi Văn T làm đơn gửi Cao Văn P, Chánh án Toà án nhân dân quận H xin hoãn thi hành án với lý do hồn cảnh gia đình khó khăn, chƣa tìm đƣợc ngƣời quản lý khách sạn, các con còn nhỏ khơng có ngƣời chăm sóc. Khi nhận đƣợc đơn xin hỗn thi hành án của Bùi Văn T, Cao Văn P biết rõ là T khơng đủ điều kiện đƣợc hỗn thi hành án, nhƣng do trƣớc đây, Bùi Văn T đã giúp đỡ gia đình P về kinh tế, nên P đã cố ý không ra quyết định thi hành phạt tù đối với Bùi Văn T. Do Bùi Văn T chƣa bị bắt thi hành án phạt tù nên T lại tiếp tục chứa mại dâm.

Thứ hai, hành vi không thi hành quyết định thi hành án

Hành vi không thi hành quyết định thi hành án là hành vi của ngƣời có trách nhiệm phải thi hành án đƣợc ghi trong quyết định thi hành án, nhƣ: Chánh án, Phó Chánh án, Chánh án nơi đƣợc ủy thác, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ, chiến sỹ công án, lãnh đạo ủy ban xã phƣờng, thi trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi ngƣời kết án hay có đƣơng sự sinh sống, cƣ trú hoặc làm việc.

Không thi hành quyết định thi hành án là hành vi phạm tội đƣợc thực hiện dƣới hình thức khơng hành động phạm tội, ngƣời có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án đã khơng thực hiện trách nhiệm của mình, do đó các

nơi dung của quyết định thi hành án không đƣợc thực thi trong đời sống. Ví dụ: Mặc dù đã có quyết định thi hành án phạt tù đối với Nguyễn Hải T, nhƣng Phùng Văn S, Trƣởng Công an huyện đã cố ý không tổ chức thi hành quyết định của Chánh án Toà án tỉnh, nên Nguyễn Hải T không bị bắt thi hành án và tiếp tục phạm tội mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)