Dựa trên cơ sở qui định của Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

3.2. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ

3.2.1. Dựa trên cơ sở qui định của Hiến pháp 2013

Tội không thi hành án là sự phù hợp với Hiến pháp: Từ sau năm 2000, Nhà nƣớc ta thực hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị nhƣ: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải:

Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tƣ pháp.... Đồng thời, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là ngƣời có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Ngƣời có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gƣơng cho ngƣời khác [7].

Đây là những định hƣớng quan trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định Tội khơng thi hành án của BLHS nhằm thể chế hóa quan điểm mới về chính sách hình sự trên của Đảng và Nhà nƣớc ta trong tình hình hiện nay.

Sự phát triển của Hiến pháp năm 2013 về quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân thể hiện sự đổi mới nhận thức trong việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền này của ngƣời dân trên thực tế. Sự phát triển, bổ sung và đề cao quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành trong đó có Tội khơng thi hành án để làm cho các quyền này của ngƣời dân đƣợc thực hiện trên thực tế.

Trên quan niệm coi cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế và hành vi đó đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải

chịu trách nhiệm hình sự” [31, Điều 2]. Theo đó, chỉ cá nhân - ngƣời thực hiện

hành vi phạm tội mới phải chịu TNHS. Luật hình sự Việt Nam khơng truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Mặt khác, theo Điều 8 BLHS thì tội phạm phải đƣợc quy định trong BLHS. Với khẳng định này, nhà nƣớc đã loại bỏ nguyên tắc tƣơng tự (đã từng đƣợc áp dụng ở thời kỳ pháp luật hình sự chƣa hoàn thiện và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn cách mạng đó). Quy định trên thể hiện một nguyên tắc rất tiến bộ đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới thừa nhận là: “Khơng có tội và khơng có hình phạt nếu Luật hình

sự khơng quy định”. Theo nguyên tắc này, khơng những tội phạm và hình phạt

mà bao gồm tất cả các hậu quả pháp lý hình sự khác của tội phạm phải đƣợc pháp luật hình sự quy định. Cũng cần thấy rằng, pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã thể hiện nguyên tắc này một cách triệt để. Theo đó, chỉ có BLHS là đạo luật duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt.

Xuất phát trên cơ sở tổng kết, khảo sát thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, vấn đề lý luận và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về quy định Tội không thi hành án trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay. Đối với

hoạt động lập pháp trong lĩnh vực hình sự, các quan điểm, các lý giải đúng đắn và có tính khả thi của khoa học luật hình sự để hồn thiện Bộ luật hình sự nói chung và Tội khơng thi hành án nói riêng có vai trị quan trọng, góp phần giúp cho nhà làm luật nhận thấy những lỗ hổng của pháp luật hình sự hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc loại trừ các quy phạm nào do đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp về mặt khoa học, không thể tiếp tục điều chỉnh đƣợc các quan hệ xã hội với những tình huống thƣờng xảy ra thực tế khách quan.

Đối với hoạt động thực tiễn quy định Tội khơng thi hành góp phần giúp cho các cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tịa án cụ thể hóa chính xác các quy phạm pháp luật hình sự vào đời sống thực tế, từ đó có tiền đề để phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt một cách cơng minh, có căn cứ và đúng pháp luật, hỗ trợ cho việc khẳng định tính tối thƣợng của pháp luật trong Nhà nƣớc, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân, loại trừ các hành vi xâm phạm thơ bạo pháp chế, độc đốn và tùy tiện của một số ngƣời nhân danh các cơ quan này để tham nhũng hoặc vụ lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)