Những hạn chế, thiếu sót của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 75 - 77)

3.2. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ

3.2.2. Những hạn chế, thiếu sót của pháp luật hiện hành

Mặc dù hoạt động áp dụng các quy định về Tội không thi hành án trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà hoạt động áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về Tội khơng thi hành án của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất: Do yêu cầu của việc lành mạnh hoá hoạt động tƣ pháp, bảo

đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và mọi công dân. Tuy nhiên, Tội không thi hành án mà chủ thể là Chánh án Tồ án hoặc Phó Chánh án đƣợc Chánh án uỷ quyền; Chánh án Toà án đƣợc uỷ thác thi hành bản án, quyết định hình sự; Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, Cán bộ, chiến sĩ Công an, Cán bộ, Chiến sĩ quân đội nhân

dân, Cán bộ chính quyền xã, phƣờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, Cán bộ trong các cơ sở chuyên khoa y tế thực tiễn xét xử không nhiều. Không phải tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất đối với Tội không thi hành án, chủ thể lại chính là những ngƣời trong các cơ quan tƣ pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tƣ pháp.

Thứ hai: Dù các vụ án về Tội không thi hành án trong 5 năm qua phát

sinh khơng nhiều, khơng có những biến động đột biến về số lƣợng nhƣng tính chất phức tạp của từng vụ án không hề giảm, đặc biệt là những đối tƣợng phạm tội có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tƣ pháp có xu hƣớng gia tăng đặc biệt là các đối tƣợng có thâm niên cơng tác lâu năm, nắm rõ các quy định của pháp luật.

Thứ ba: Cũng chính từ đặc điểm đặc trƣng về chủ thể của tội phạm này

là những cán bộ tƣ pháp - những ngƣời có trình độ pháp lý, hiểu biết xã hội, đƣợc giáo dục về đạo đức, tác phong của ngƣời cán bộ tƣ pháp nhƣng vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác.

Thứ tư: Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện

kiểm sát quân sự trung ƣơng là cơ quan có nhiệm vụ chức năng phát hiện điều tra loại tội phạm này lại có trụ sở duy nhất tại Hà Nội, cịn tình hình tội phạm nhƣ đã nêu diễn ra trên phạm vi cả nƣớc, ở tất cả các cấp hành chính, mà phần lớn các vụ việc phải tiến hành điều tra, xác minh ở địa phƣơng, xa trụ sở cơ quan, nên việc đi lại điều tra xác minh của các điều tra viên mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của, khơng thể có sự chỉ đạo sát sao, thƣờng xuyên của lãnh đạo đơn vị… Đây cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác hoạt động điều tra loại án nêu trên.

Thứ năm: Đối với hoạt động xác minh tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố

tràn lan, xác minh nhiều nhƣng án khởi tố chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số lƣợng vụ việc đƣợc xác minh. Nhƣng vụ việc xét xử ít hơn nhiều so với vụ việc khởi tố.

Thứ sáu: Trong một vài vụ án việc điều tra, thu thập chứng cứ còn chƣa

đƣợc thực hiện nghiêm túc, chƣa áp dụng hết các biện pháp mà pháp luật cho phép để điều tra. Cịn để xảy ra tình trạng có đủ căn cứ để khởi tố vụ án nhƣng hết thời hạn điều tra phải đình chỉ điều tra do khơng xác định đƣợc đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã khởi tố điều tra vụ án, khởi tố điều tra bị can nhƣng sau đó phải đình chỉ do miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội không thi hành án theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)