2.2. MẶT KHÁCH QUAN
2.2.3. Dấu hiệu mối quan hệ nhân quả
những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, vì vậy quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi gây ra cũng là một dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi tức là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ, là một nội dung bắt buộc để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp có hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.
Những tội phạm mà luật hình sự quy định hậu quả cụ thể là một dấu hiệu của cấu thành tội phạm (dấu hiệu bắt buộc) thì quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Với những tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả khơng đƣợc luật quy định là một dấu hiệu của cấu thành tội phạm, nhƣng trong trƣờng hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt.
Vấn đề quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội khơng đƣợc quy định trực tiếp trong luật hình sự. Khoa học luật hình sự vận dụng lý luận về quan hệ nhân quả trong phép biện chứng duy vật vào lĩnh vực hình sự nhằm để giải pháp cho vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng quan hệ nhân quả là một dạng của những liên hệ khách quan phổ biến, sự tác động qua lại và phụ thuộc nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng của thế giới khách quan. Mối quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ một hiện tƣợng trong những điều kiện nhất định sản sinh ra hiện tƣợng khác nhƣ là q trình tất yếu, mang tính quy luật. Hiện tƣợng thứ nhất gọi là nguyên nhân và hiện tƣợng thứ hai gọi là kết quả. Quá trình vận
động và phát triển của nguyên nhân và kết quả là vơ tận, vì thế cần giới hạn những điều kiện và phạm vi cụ thể để nghiên cứu. Trong luật hình sự, nguyên nhân là hành vi trái pháp luật, có tính nguy hiểm cho xã hội đƣợc chủ thể nhận thức và điều khiển, kết quả là hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là các dạng thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.
Điều 305 qui định, Tội khơng thi hành án có hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nên việc hƣớng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không chấp hành quyết định thi hành án với hậu quả nghiệm trọng đã xảy ra. Việc xác định mối quan hệ nhân quả này phải dựa trên các căn cứ sau:
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội xét về thời gian. Nguyên nhân phải có trƣớc kết quả, hành vi trái pháp luật với tính cách là nguyên nhân phải xuất hiện trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là căn cứ đầu tiên xác định quan hệ nhân quả.
- Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khả năng chứa đựng hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật, trong những điều kiện nhất định sẽ sản sinh ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Với tính cách là nguyên nhân, hành vi trái pháp luật thông thƣờng trực tiếp là thay đổi tình hình bình thƣờng của đối tƣợng tác động qua đó gây thiệt hại cho khách thể, ví dụ: hành vi đốt nhà dẫn đến tài sản của chủ sở hữu bị hủy hoại, hành vi giết ngƣời bằng cách bắn đã gây ra chết ngƣời. Nhƣng có hành vi trái pháp luật chỉ có vai trị “cộng hƣởng” trong q trình gây ra thiệt hại cho khách thể. Ví dụ một ngƣời ngã xuống sơng đang trong tình trạng sắp chết đuối, ngƣời khác trơng thấy và có khả năng cứu giúp đã không cứu, kết quả ngƣời gặp nạn bị chết. Hành vi cứu giúp có vai trị “cộng hƣởng” làm cho tình trạng nguy hiểm mà nạn nhân đã
rơi vào trƣớc đó phát triển đến mức gây ra thiệt hại thực tế cho khách thể đƣợc luật hình sự bảo vệ.
- Những hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải do chính hành vi trái pháp luật đã đƣợc thực hiện gây ra, là sự phát triển của khả năng chứa đựng những hành vi trái pháp luật thành thiệt hại trong thực tế. Quá trình nguyên nhân sản sinh ra kết quả chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố với tính cách là điều kiện. Điều kiện ảnh hƣởng tới quá trình vận động của ngun nhân thành kết quả chứ chính nó khơng sản sinh ra kết quả. Những điều kiện ảnh hƣởng đến q trình phát sinh có thể là yếu tố tự nhiên, súc vật hoặc xử sự của con ngƣời. Khả năng chứa đựng trong hành vi trái pháp luật vận động thành hậu quả trong thực tế với mức độ, phạm vi và xảy ra với tốc độ nhƣ thế nào chịu chi phối của các điều kiện cụ thể khi hành vi đó đƣợc thực hiện. Ví dụ: hành vi đốt nhà nhằm hủy hoại tài sản của một cơng dân cụ thể do gặp gió lớn làm cho quá trình cháy mạnh, lan rộng nhanh đã gây ra thiệt hại lớn cho tài sản của nhiều ngƣời khác.
Thực tiễn thấy rằng, có trƣờng hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra về hình thức tƣơng ứng với khả năng gây thiệt hại chứa đựng trong hành vi trái pháp luật, nhƣng thực tế không phải là kết quả của hành vi đó mà do hành vi khác gây ra. Vì vậy, cơ quan có trách nhiệm chứng minh tội phạm phải xem xét, đánh giá cụ thể và toàn diện các sự kiện thực tế khi xác định mối quan hệ nhân quả để giải quyết trách nhiệm hình sự. Ví dụ: một ngƣời cố ý gây thƣơng tích nặng đã đe dọa đến tính mạng của ngƣời khác nhƣng có khả năng cứu chữa đƣợc, khi nằm điều trị trong bệnh viện do nhân viên y tế sử dụng nhầm lẫn thuốc điều trị dẫn đến ngộ độc thuốc và chết. Trong trƣờng hợp này hậu quả ngƣời bị chết khơng phải do chính hành vi cố ý gây thƣơng tích nặng gây ra, tuy rằng hậu quả đó nhìn về hình thức có những biểu hiện tƣơng tự với khả năng chứa đựng trong hành vi cố ý gây thƣơng tích nặng.