Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thực trạng và phương hướng hoàn thiện 03 (Trang 69 - 72)

2.2. Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện

2.2.4. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thế chấp

thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ

2.2.4.1. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

Nếu như trước đây, việc thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong trường hợp tài sản đó là tài sản có đăng ký quyền sở hữu (Điều 329, 346 BLDS năm 1995). Đến BLDS năm 2005, việc thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không chỉ hạn chế trong loại tài sản đăng ký quyền sở hữu mà được mở rộng đối với tất cả các loại tài sản thế chấp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 324 BLDS năm 2005 và điều 5 nghị định số 163/2006/NĐ-CP: Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, giá trị của tài sản thế chấp không phải là điều kiện bắt buộc trong trường hợp thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. Ngoài ra theo quy định tại Điều 12 nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì đây là một trong những trường hợp phải đăng ký thế chấp nhưng đến điều 3 nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định này đã được loại bỏ.

Hệ quả pháp lý của việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự: nếu phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ còn lại cũng được coi như đến hạn. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo thứ tự ưu tiên thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên thế chấp dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn.

2.2.4.2. Thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ

Nếu bên nhận thế chấp thấy rằng chỉ thế chấp một tài sản chưa thể bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ trên thực tế thì có thể thỏa thuận với bên thế chấp về việc thế chấp nhiều hơn một tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ. Việc thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ được quy định tại Điều 347 BLDS năm 2005. Theo đó, phạm vi bảo đảm của từng tài sản do hai bên thỏa thuận, mỗi tài sản có thể bảo đảm một phần nghĩa vụ hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thỏa thuận thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên có thể lập hợp đồng thế chấp chung cho tất cả tài sản thế chấp hoặc lập hợp đồng thế chấp riêng đối với từng tài sản thế chấp. Khi tài sản thế chấp được đưa ra xử lý để thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì bên nhận thế chấp có quyền lựa chọn một tài sản cụ thể trong số tài sản thế chấp để xử lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thứ tự xử lý tài sản thế chấp. Ví dụ: Ngày 02/6/2008, anh A vay ngân hàng B 800 triệu với thời hạn 02 năm và dùng 01 mảnh đất 200 m2 ở phường X, quận Y, TP H và 01 chiếc xe ô tô 4 chỗ loại Kia morning để bảo đảm cho khoản vay của mình. Đến hạn thanh toán ngày 02/6/2010, anh A không có tiền trả nợ nên ngân hàng đã lựa chọn phát mại mảnh đất trên để thanh toán nợ gốc và lãi vì

giá nhà đất tăng lên và được bán nhanh chóng hơn đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thực trạng và phương hướng hoàn thiện 03 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)