Về chủ thể của thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thực trạng và phương hướng hoàn thiện 03 (Trang 88 - 91)

Thứ nhất, cần loại bỏ chủ thể hộ gia đình ra khỏi chủ thể của quan hệ

pháp luật dân nói chung và quan hệ thế chấp nói riêng nhằm thúc đẩy sự phát triển của giao dịch dân sự và tăng cường an toàn giao dịch. Chủ thể hộ gia

đình là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã trở nên lạc hậu trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình áp dụng luôn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như việc xác định thành viên của chủ thể hộ gia đình, việc định đoạt tài sản nói chung và thế chấp tài sản nói riêng của hộ gia đình là chưa thực sự rõ ràng dẫn đến cách hiểu không thống nhất tạo ra nguy cơ về tính mất an toàn giao dịch. Mặt khác, kinh nghiệm pháp lý quốc tế cũng cho thấy không có sự xuất hiện của loại chủ thể này. Trong thời gian tới, nếu chưa thể loại bỏ chủ thể này thì cần có những hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí để xác định hộ gia đình, tiêu chí xác định tài sản chung có giá trị lớn và hình thức thể hiện sự đồng ý của các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên.

Thứ hai, làm rõ nội hàm khái niệm thế chấp tài sản tại Điều 342 BLDS

năm 2005 để tạo nên cách hiểu thống nhất về bên thế chấp trong quan hệ thế chấp có thể là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Điều này là vô cùng quan trọng tránh tình trạng tuyên vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba cam kết dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ như thời gian qua. Thực tế vấn đề này đã được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 nghị định 11/2012/NĐ-CP cùng với việc loại bỏ biện pháp bảo lãnh quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013 cũng đã góp phần tạo nên cách hiểu thống nhất về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn cần thiết có quy định thống nhất trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao như BLDS. Thế chấp tài sản được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của chính mình hoặc của người khác và không chuyển giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Pháp luật cần có những quy định về mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo

đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ chính là cơ sở làm phát sinh quan hệ thế chấp. Tương tự như bảo lãnh, bên có nghĩa vụ phải trả thù lao hoặc không phải trả thù lao cho việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (do các bên thỏa thuận). Và khi tài sản thế chấp của bên thế chấp bị xử lý để bù đắp cho nghĩa vụ bị bên có nghĩa vụ vi phạm thì bên thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ hoàn lại giá trị của tài sản thế chấp đã bị bên nhận thế chấp xử lý. Tất cả các vấn đề này cần được luật hóa để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của bên thế chấp trong trường hợp thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của người khác. Trên thực tế, bên có tài sản thường lập hợp đồng ủy quyền cho bên có nghĩa vụ để thế chấp tài sản. Mục đích của hợp đồng ủy quyền chỉ đảm bảo tính nhân danh của người được ủy quyền có thể dùng tài sản của bên thế chấp để thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bị xử lý và có tranh chấp xảy ra thì chỉ với quan hệ ủy quyền, bên thế chấp (bên có tài sản) sẽ không đủ căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước bên có nghĩa vụ. Với việc pháp luật xác định rõ mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên có nghĩa vụ sẽ tránh cho bên thế chấp rơi vào tình trạng “trắng tay”: vừa mất tài sản khi chứng bị xử lý theo luật định, vừa không biết dựa vào đâu để yêu cầu bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm đối với mình.

Thứ ba, loại bỏ các quy định về việc hạn chế chủ thể được nhận thế

chấp tài sản bắt buộc phải là tổ chức tín dụng trong luật đất đai 2013 và luật nhà ở năm 2014. Việc Luật Đất đai, Luật Nhà ở quy định chủ thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở của tổ chức chỉ có thể là tổ chức tín dụng đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong quyền nhận thế chấp. Hơn nữa, nghĩa vụ được bảo đảm bởi biện pháp thế chấp không chỉ là nghĩa vụ trả nợ tiền vay của tổ chức tín dụng. Việc loại bỏ các quy định này là cần thiết

thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với quyền tự do thỏa thuận của các bên; tạo sự bình đẳng trong việc nhận bảo đảm của các chủ thể với tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với nhau; bảo đảm sự phù hợp với quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường nói chung, quy luật cạnh tranh trong hoạt động nhận bảo đảm, hoạt động ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thực trạng và phương hướng hoàn thiện 03 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)