Điện mặt trời

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 119)

II. Ý kiến đánh giá về tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo khu vực phía Bắc

3. Điện mặt trời

4. Địa nhiệt 9 2.2 3.1 65.1

5. Nhiên liệu sinh học 102 25.0 34.9 100.0

Tổng 292 71.6 100.0

II. Tổng hơp các dạng năng lượng tiêu thụ trong khu vực

1. Điện, gas, xăng…. 96 23.5 32.9 32.9

2. Điện, gas, xăng ... 32 7.8 11.0 43.8

3. Điện than dầu hỏa 53 13.0 18.2 62.0

4. Không rõ ràng 9 2.2 3.1 65.1

5. Nhiên liệu sinh học 102 25.0 34.9 100.0

Tổng 292 71.6 100.0

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Đánh giá về năng lượng tái tạo những người được hỏi có một số ý kiến bảng 2.23

Bảng 2.23: Tổng hợp đánh giá về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo

STT Giá trị trung bình Đánh giá

Lợi ích môi trường 2.54 Đánh giá cao yếu tố này

Lợi ích kinh tế 2.22 Vẫn là một yếu tố quan trọng

Tiềm năng phát triển 3.32 Tiền năng

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Về mức độ nhận thức lợi ích của các hộ khi tiêu dùng NLTT theo bảng 2.23 cho thấy, người dân đã nhận thức được ý nghĩa môi trường to lớn của việc phát triển năng lượng tái tạo tuy nhiên trong đánh giá vẫn còn khá dè dặt.

Về mức độ quan tâm, nhận biết và sử dụng của người tiêu dùng còn khá thấp (Bảng 2.24). Về nguyên nhân của tình trạng này, theo kết quả khảo sát, vấn đề thiếu thông tin về sản phẩm NLTT là nguyên nhân chính. Tiếp là nguyên nhân liên quan đến cho phí đầu tư. Đồng thời, một bộ phận không nhỏ người được hỏi cho rằng chưa sử dụng vì lý do thói quen ngại thay đổi. Mặt khác, sản phẩm NLTT còn tương đối mới mẻ và còn tiềm ẩn những điều rủi ro khó lường….

Bảng 2.24: Tổng hơp mức độ hiểu biết và thâm nhập của thị trường SPNLTT

Mức độ /tiêu chí NLMT Tỷ lệ (%) NLSK Tỷ lệ (%) NLG Tỷ lệ (%) TN Tỷ lệ (%) I. Mức độ 1. Không biết 37.3 21.2 33.2 27.1

2. Biết nhưng chưa sử dụng 43.2 58.6 54.1 58.6

3. Sử dụng 19.5 20.2 12.7 14.4

4. Tổng 100 100 100 100

II. Tiêu chí đánh giá Điểm trung bình Nhận xét, đánh giá

1. Thuận tiện trong sử dụng 3.43

Nhìn chung còn khá dè dặt

2. Hấp dẫn đầu tư 3.23

3. Mức độ hài lòng 3.45

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Nhìn chung mức độ nhận biết và sử dụng còn khá khiêm tốn so với tiềm năng nhất là thủy năng và năng lượng sinh khối

Bảng 2.25: Tổng hơp các rào cản trong sử dụng các sản phẩm NLTT

Mức độ NLMT NLSK NLG TN

Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

1. Thiếu thông tin 37.3 32.8 21.2 27.1

2. Đầu tư ban đầu cao 28.1 36.1 43.2 46.2

3. Khó khăn vận hành, bảo dưỡng 20.2 17.5 22.2 18.2

Mức độ NLMT NLSK NLG TN Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tổng 100 100 100 100 Dữ liệu hợp lệ Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) hợp lệ Tỷ lệ (%) tích lũy

1. Không thông tin 99 24.3 33.9 33.9

2. Không thấy ai sử dụng 107 26.2 36.6 70.5

3. Không quan tâm 86 21.1 29.5 100.0

Tổng 292 71.6 100.0

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Nhìn chung chi phí đầu tư ban đầu cao được coi là một trong những rào cản lớn nhất trọng việc mở rộng và phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo (rào cản về tài chính). Một bộ phận không nhỏ người được hỏi cho rằng chưa sử dụng vì lý do thói quen ngại thay đổi, đây cũng là đặc điểm riêng có của người tiêu dùng nhất là đối với SPNLTT còn tương đối mới mẻ và còn tiềm ẩn những điều rủi ro khó lường.

Nhưng cũng là một gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách, cần tháo gỡ những rào cản để thúc đẩy thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo, kể cả những rào cản kỹ thuật hay tâm lý. Điều này thêm một lần nữa khẳng định khi chúng ta xem xét các lý do mà người tiêu dùng chưa biết đến thị trường này.

Vẫn là vấn đề thông tin và ý kiến xung quanh chiếm tới 70.5% ý kiến những người được hỏi, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tự nguyện sử dụng cac sản phẩm năng lượng tái tạo của người dân được thể hiện trong bảng 2.26.

Kết quả phân tích cho thấy các hộ gia đình chưa thật sự sẵn sàng sử dụng các sản phẩm năng lượng tái tạo do nhiều nguyên nhân đặc biệt các nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật và dịch vụ.

Nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm năng lượng tái tạo. Chi tiết xem trong bảng 2.26.

T T

Các yếu tố Điểm trung bình Đánh giá

1 Mức độ sẵn sàng 3.13

2 Các yếu tố kinh tế 3.02

3 Các yếu tố kỹ thuật 2.80

4 Các yếu tố liên quan đến dịch vụ 2.72 Chưa đặt niềm tin đầy đủ 5 Tác động tích cực đến môi trường 3.12

6 Các yếu tố kinh tế ngày càng được

cải thiện 3.14

7 Các thông tin liên quan ngày càng

tích cực 3.32

8 Tác động tích cực đối với nông dân

vùng nguyên liệu 3.39

9 Sẵn sàng vận động sử dụng NLTT 3.2

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Tuy mức đánh giá còn khá khiêm tốn nhưng cho thấy đã có những tín hiệu đáng mừng về nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên mức độ ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm khác nhau có khác nhau tùy theo. Khả năng tiếp cận, nhận biết, điều kiện khách quan và chủ quan khác được thể hiện chi tiết trong bảng 2.27

Bảng 2.27: Mức độ ưu tiên, khó khăn trong phát triển và sử dụng SPNLTT

STT Các yếu tố Điểm trung

bình

Đánh giá

1 Ưu tiên sử dụng NLMT 2.56 Thấp nhất

2 Ưu tiên sử dụng NLG 2.64

3 Ưu tiên sử dụng NLSH 2.77 Hơi nhỉnh hơn do những điều kiện tự nhiên của địa phương 4 Ưu tiên sử dụng NLTN 2.94 Mức độ NLMT NLSK NLG TN Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1. Kinh tế tài chính 25.3 32.9 25.7 31.5

2. Kĩ thuật công nghệ 29.5 29.8 34.6 36.3 3. Chính sách, pháp lý,thông tin 31.2 26.7 29.5 22.6

4. Thói quen; Ngại thay đổi, 14.0 10.6 10.2 9.6

5. Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Các rào cản chủ yếu đối với việc sử dụng các loại sản phẩm khác nhau có khác nhau tùy theo, khả năng tiếp cân, nhận biết, điều kiện khách quan và chủ quan khác.

Các lý do này sẽ là căn cứ thực tiễn tốt cần xem xét để đưa ra các giải pháp thiết thực thúc đầy sự phát triển của thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo. Một số ý kiến của các hộ gia đình, liên quan đến hỗ trợ và giải pháp thúc đầy sự phát triển của thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo trong khu vực được tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 2.28: Tổng hơp các hỗ trợ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo

STT Các hỗ trợ Điểm trung

bình

Đánh giá

1 Thông tin tuyên truyền 2.98 Cần thiết

2 Các vấn đề kỹ thuật 3.39 Quan trọng

3 Kinh tế tài chính 3.66 Quan trọng nhất

4 Cung cấp dịch vụ 3.39

Quan trọng

5 Chính sách, pháp lý 3.49

6 Các vấn đề kỹ thuật 3.42

7 Các vấn đề kinh tế tài chính 3.69 Vài trò quan trọng

8 Vấn đề bổ trợ khác 3.24 Quan trọng

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Các hộ gia đình đề xuất một số yêu cầu đối với các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường các SPNLTT cụ thể chính sách về tài chính là quan trọng nhất. Có sự thống nhất khá cao trong các đánh giá phân tích, các ý kiến được hỏi đánh giá cao các thách thức kinh tế tài chính và các giải pháp đề xuất cũng tập trung vào nhóm giải pháp này.

2.5.3. Đánh giá thông qua kết quả khảo sát điều tra trắc nghiệm

Nghiên cứu tập trung vào hành vi sử dụng năng lượng của người dân, cụ thể là năng lượng điện, mức độ tiêu thụ năng lượng của người dân có tác động đến môi trường. Trước tiên là các nguồn năng lượng được người dân sử dụng trong sinh hoạt, trong đó bao gồm năng lượng tái tạo, một dạng năng lượng thân thiện môi trường. Tiếp theo, nghiên cứu xem xét hành vi và ý thức tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Cụ thể hơn, về nghiên cứu điều tra về cơ cấu thâm niên, trình độ và lĩnh vực công tác từ đó tiến hành khảo sát điều tra cụ thể về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện năng lượng tái tạo và các nguyên nhân, xu hướng phát triển. Cuối cùng là tổng hợp ý kiến của người dân, doanh nghiệp về mức độ quan trọng về phát triển các loại năng lượng tái tạo cụ thể như: Thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối. Việc tìm hiểu các nguồn năng lượng được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật sẽ giúp đánh giá mức độ tiếp cận các nguồn năng lượng mới như điện lưới và năng lượng tái tạo.

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, tất cả người dân, doanh nghiệp trong cuộc khảo sát đều quan tâm đến SPNLTT, thể hiện một điểm tích cực trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tiên tiến này. Một điểm tích cực khác là tỷ lệ người dân ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ sinh khối, mặt trời và gió rất cao. Về quy mô sử dụng SPNLTT.

Để hành vi sử dụng năng lượng thực sự hướng đến môi trường, quan trọng hơn cả là việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, nước nóng từ năng lượng mặt trời…), kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng năng lượng tái tạo còn thấp (khoảng 16%). Tỷ lệ người dân sử dụng khí ga là 95,83%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng củi gỗ khoảng 10%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết lý do của các trường hợp lựa chọn năng lượng tái tạo là tiết kiệm chi phí. Đây là một điểm cần lưu ý, vì tiết kiệm chi phí là động cơ hữu hiệu thúc đẩy người dân tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

2.6. Đánh giá chung về phát triển thị trường sản phẩmnăng lượng tái tạo Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía năng lượng tái tạo Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc

Trước khi đi vào đánh giá chung về phát triển thị trường SPNLTT vùng TDMNPB, cần đánh giá sự khác biệt giữa thị trường SPNLTT của khu vực và phát triển thị trường SPNLTT quốc gia cần đánh giá những điểm chung và những khác biệt riêng có giữa phát triển thị trường NLTT của khu vực và phát triển thị trường NLTT

cả quốc gia cụ thể như sau: Điểm chung rõ nét nhất đó là phát triển thị trường năng lượng từ đó thúc đẩy phát triển thị trường SPNLTT

Điểm khác biệt lớn nhất của phát triển thị trường NLTT của khu vực và thị trường SPNLTT là tính đến đặc điểm riêng có của khu vực. Nghiên cứu phát triển thị trường SPNLTT của khu vực tức là phát triển thị trường SPNLTT của một hệ con trong cả hệ thống lớn hơn – trong hệ thống lớn hơn là cả quốc gia..

Trên bình diện cả nước thì NLTT, SPNLTT bao gồm các sản phẩm NLMT; năng lượng Gió; năng lượng Sinh khối và Thủy điện. Vậy ở khu vực đang nghiên cứu có gì khác biệt với từng loại SPNLT; Tiềm năng, lợi thế và khó khăn thuận lợi riêng …

2.6.1. Thành tựu đạt được

2.6.1.1. Kết quả đạt được về phát triển cung, cầu trên thị trường sản phẩm NLTT

Những phân tích trên đây cho thấy, thị trường các sản phẩm NLTT ở nước ta có thể chia thành 2 giai đoạn rõ rệt, đó là giai đoạn trước năm 2011 và giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Nếu như trong giai đoạn 1 nước ta chủ yếu tập trung vào phát triển thủy điện, nhất là ở các tỉnh MNTDPB thì trong giai đoạn từ 2011 đến nay đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các sản phẩn điện mặt trời, điện gió. Trên thực tế, Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 các quốc gia có đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.

Những kết quả phát triển cung, cầu trên thị trường các sản phẩm NLTT tại các tỉnh TDMNPB đạt được trong những năm vừa qua như:

1) Vùng TDMNPB đã tạo ra nguồn cung lớn về sản phẩm điện NLTT (thủy điện) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của vùng và cả nước, đưa nước ta trở thành một trong những nước dẫn đầu về phát triển NLTT trong khu vực và trên thế giới.

Nếu xét về nguồn cung điện NLTT ở nước ta hiện nay, thủy điện là thành phần chính, cốt lõi. Theo báo cáo đánh giá của VCSI, tổng công suất điện quốc gia năm 2020 đạt 69,258 MW, trong đó 2 nguồn thủy điện chiếm 29.9%, nhỉnh hơn so với nhiệt điện chiếm 29.5% và công suất điện mặt trời chiếm 24% tổng hệ thống điện quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dẫn đầu trong cuộc đua phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo với tỉ trọng 15.2% trong hệ thống điện quốc gia, Thailand, Malaysia và Phillippines ghi nhận tỉ trọng lần lượt là 6.2%, 6% và 10.5%

Về thủy điện, vùng TDMNPB đang là nguồn cung chính trong cả nước. Như đã phân tích trong mục 2.2. trên đây, vùng TDMNPB với tiềm năng lớn về thủy điện đã được nhà nước quam tâm khai thác từ nửa cuối của thế kỷ 20 với các nhà máy công suất lớn như Thác Bà, Hòa Bình.

Tiềm năng của Vùng tiếp tục được khai thác với các nhà máy công suất lớn tại Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang,… Hiện nay, vùng TDMNPB chỉ chiếm 24,4% số lượng các nhà máy thủy điện công suất lớn, nhưng chiếm 50,1% về công suất và 50,9% về sản lượng điện của các nhà máy này trong cả nước. Trong giai đoạn 2011 đến nay, tiềm năng thủy điện của Vùng tiếp tục được khai thác để xây dựng các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ. Trong vùng TDMNPB hiện có 158 nhà máy thủy điện cừa và nhỏ, chiếm 48,9% cả nước, với công suất chiếm 45,6% và sản lượng điện là chiếm 38,7% cả nước. Tính chung các nhà máy thủy điện qui mô lớn đến qui mô vừa và nhỏ trong vùng TDMNPB so với cả nước, chiếm tới 48,6% về tổng công suất và 47,4% về sản lượng điện hàng năm.

2) Nguồn cung NLTT trên địa bàn vùng TDMNPB ngày càng đa dạng về qui mô và loại hình SPNLTT góp phầm cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Việc khai thác tiềm năng thủy điện tại vùng TDMNPB, như đã nêu trong mục 2.2, đã lan tỏa từ khai thác thác qui mô lớn sang qui mô nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời, tỷ lệ số thôn, bản trong vùng có điện không phải từ lưới điện quốc gia cao nhất trong cả nước có thể được xem là một minh chứng cho sự phát triển của các lưới điện mi ni.

Mặt khác, bên cạnh tiềm năng thủy điện, các tiềm năng NLTT khác trong vùng TDMNPB cũng đã và đang được quan tâm. Trong đó, đáng chú ý là tiềm năng năng lượng Mặt trời, SPNLTT điện năng lượng Mặt trời trong vùng tuy được đánh giá ở mức trung bình, nhưng đã được quan tâm khai thác tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân cũng đang từng bước hiểu rõ hơn những lợi ích và quan tâm đến khai thác các tiềm năng NLTT trong vùng.

3) Nhu cầu sử dụng các sản phẩm NLTT trong vùng TDMNPB đang có sự chuyển biến mạnh mẽ cà về chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng cầu trên thị trường năng lượng nói chung và thị trường SPNLTT nói riêng.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ thôn bản trong vùng có điện tại các địa phương trong vùng ngày càng được nâng lên. Mặc dù, một số tỉnh biên giới, điều kiện kinh tế, điều

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 119)