Vai trò thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 52 - 54)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tá

1.2.4. Vai trò thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.2.4.1. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, đảm bảo an ninh năng lượng

Mặc dù tiềm năng về NLTT được đánh giá là vô tận và sẵn có cùng với quá trình hình thành tinh và tồn tại của trái đất. Các tiền năng về NLTT cũng đã được khai thác phục vụ cho cuộc sống từ lâu. Tuy nhiên, các tiềm năng NLTT vẫn tồn tại ở dạng tiềm năng do những khó khăn về khả năng công nghệ khai thác, chuyển hóa thành sản phẩm có thể lưu giữ và lưu thông trên thị trường phục vụ cho lợi ích của người dân và nền kinh tế. Ngày nay, sự tiến bộ của Công nghệ đã mở ra khả năng khai thác các tiềm năng và thương mại SPNLTT.

Các tác động của Nhà nước và thị trường sẽ gia tăng khả năng huy động các nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả các nguồn NLTT từ đó phát triển SPNLTT nhằm thúc đẩy ứng dụng của công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, gia tăng năng suất hiệu quả kinh tế, đảm bảo sự cân bằng giữa Cung và Cầu…

Có thể khẳng định rằng, phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo, SPNLTT sẽ là cơ sở quan trọng để giải quyết những lo ngại về giá nhiên liệu hóa thạch tăng, an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

1.2.4.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ hội phát triển ở các khu vực khó khăn

Năng lượng là một trong những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và thay đổi. Hầu hết các nước đang phát triển có nguồn NLTT dồi dào, bao gồm: năng lượng Mặt trời, năng lượng Gió, năng lượng Địa nhiệt

và Sinh khối, cũng như khả năng sản xuất các hệ thống tương đối nhiều lao động khai thác các hệ thống này. Tuy nhiên, hầu hết các nước này đều phải nhập khẩu năng lượng hóa thạch và luôn đối diện với nguy cơ thiếu hụt nguồn Cung.

Sản phẩm năng lượng tái tạo về phương diện cung cấp yếu tố đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất kinh doanh cho sẽ góp phần bổ sung nguồn lượng cho nền kinh tế, góp phẩn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là ở các khu vực mà điều kiện cơ sở hạ tầng chưa cho phép người dân tiếp cận các nguồn năng lượng truyền thống. Về phương diện cung cấp sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của dân cư, SPNLTT góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, tiếp cận với thế giới văn minh. Đồng thời, theo đánh giá, lợi ích phúc lợi quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi năng lượng là giảm tác hại đối với sức khỏe từ ô nhiễm không khí.

1.2.4.3. Thúc đẩy các thị trường liên quan phát triển

Những lợi ích của năng lượng tái tạo và việc sử dụng SPNLTT đã và đang thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh cũng như người dân gia tăng sử dụng ứng dụng làm gia tăng qui mô cầu trên thị trường các sản phẩn năng lượng tái tạo. Điều đó sẽ thúc đẩy các thị trường liên quan như: Thị trường cung cấp thiết bị, công nghệ cho sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo, thị trường cung cấp thiết bị cho các ngành sản xuất kinh doanh sử dụng SPNLTT. Mặt khác, thị trường SPNLTT sẽ mở đường cho nhiều thị trường hàng hóa, dịch vụ khác cùng phát triển, đặc biệt là thị trường các sản phẩm sử dụng sản phẩm điện NLTT.

1.2.4.4. Giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường toàn cầu

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, khoảng hai phần ba lượng khí thải nhà kính toàn cầu bắt nguồn từ sản xuất và sử dụng năng lượng truyền thống. Đó là vấn đề cốt lõi của các nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện nay, các nước trên thế giới đang phải phối hợp thực hiện các chính sách để giảm lượng phát thải CO2 và nỗ lực để giữ cho khí hậu toàn cầu tăng lên dưới 2°C. Gần đây, tại Thỏa thuận Paris, các nước mong muốn hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5°C. Tuy nhiên, theo đánh giá việc thực thi các chính sách thì các nước trên thế giới sẽ hết ngân sách về phát thải carbon liên quan đến sử dụng năng lượng trong vòng 20 năm và ngân sách cho giới hạn tăng nhiệt độ trái đất lên 1,5°C sẽ có khả năng hết trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới.

Phân tích của IEA, (2012), [68], Kết luận rằng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, cùng với điện khí hóa sâu sẽ góp phần giảm thiểu hơn 90% lượng phát thải và duy trì giới hạn tăng nhiệt độ trái đất 2°C [68].

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 52 - 54)