6. Kết cấu của luận án
1.4. Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc
1.4.2. Bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường
thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo
Sau nhiều thập kỷ các chương trình và đầu tư NLTT ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển đã mang lại những lợi ích xã hội và thậm chí một số lợi ích kinh tế do giảm sử dụng dầu hỏa và nến. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo nông thôn chỉ có nhiều khả năng thành công ở những khu vực đã phát triển kinh tế. Nghĩa là, lợi ích kinh tế không chỉ phụ thuộc vào nguồn năng lượng mà còn phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi khác cho doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, như tiếp cận thị trường, tài chính, truyền thông, giáo dục... Hơn nữa, người có thể hưởng lợi từ nguồn năng lượng sẵn có là người có thể mua thiết bị điện và cơ sở hạ tầng khác cần thiết để chuyển đổi năng lượng thành các dịch vụ hữu ích và hoạt động sản xuất. Trên thực tế, GTZ kết luận rằng các hộ gia đình nông thôn mua hệ thống nhà năng lượng mặt trời không để giảm chi phí năng lượng, mà là để cải thiện việc xem TiVi lâu hơn và chất lượng ánh sáng tốt hơn. Thậm chí, một số hộ gia đình tiếp tục sử dụng dầu hỏa thắp sáng để ưu tiên điện từ hệ thống nhà năng lượng mặt trời cho xem truyền hình.
Bài học kinh nghiệm rút ra là:
Thứ nhất, động lực thúc đẩy thị trường cho năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn chủ yếu là từ lợi ích xã hội và chất lượng cuộc sống, thay vì thu nhập và lợi ích kinh tế;
Thứ hai, kinh nghiệm sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và cần tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn hơn nhiều từ các nhà tài trợ, cơ quan phát triển và Chính phủ;
Thứ ba, lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo có nhiều khả năng hiện thực hóa ở khu vực nông thôn đang trong quá trình phát triển và có thể kết hợp bổ sung năng lượng tái tạo qui mô nhỏ vào phát triển các hoạt động cung cấp nước, y tế, giáo dục, nông nghiệp và khởi nghiệp;
Thứ tư, các nghiên cứu về thu nhập tăng thêm và lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
1.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm NLTT và vấn đề giá cả, tín dụng tiêu dùng và cho thuê sử dụng các hệ thống năng lượng tái tạo.
Một số chương trình tài trợ cho các hệ thống nhà năng lượng mặt trời đã cung cấp các loại công suất lớn 100 watt. Tuy nhiên, các nhà tài trợ sớm nhận thấy loại công suất này quá đắt đối với các hộ gia đình nông thôn và đã giảm xuống 50 watt, thậm chí là 20 watt. Tại Kenya, Morocco và Trung Quốc, các hộ gia đình thường mua các hệ thống rất nhỏ (ví dụ, 10-15 watt) chiếm tới 80% thị trường. Mặc dù vậy, hầu hết người mua là một trong những hộ gia đình giàu có nhất ở khu vực nông thôn.
Tín dụng tiêu dùng là một cách tiếp cận khác về khả năng chi trả. Tín dụng có thể được cung cấp bởi chính các nhà cung cấp, bởi các ngân hàng phát triển nông thôn hoặc các tổ chức tín dụng nhỏ. Các mô hình tín dụng nhỏ có liên quan đến việc mua hàng (như hệ thống nhà năng lượng mặt trời) của người tiêu dùng. Tuy nhiên, GTZ cho rằng, hầu hết các tổ chức và chương trình tài chính nhỏ cung cấp dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp không phù hợp với yêu cầu. Lý do bao gồm quy mô tín dụng, sự phụ thuộc vào tiết kiệm (cho vay để tạo thu nhập), tần suất thanh toán, cho vay theo nhóm, tập trung vào phụ nữ và các điều khoản cho vay ngắn. Ngoài ra, bản thân các tổ chức tín dụng nhỏ cần tín dụng từ ngân hàng hoặc nhà tài trợ.
Một cách tiếp cận khác đang nhận được nhiều sự quan tâm là mô hình cho thuê. Thông thường, một công ty dịch vụ năng lượng cung cấp cho các hộ gia đình hệ thống nhà năng lượng mặt trời với một khoản phí hàng tháng bằng nhau. Các công ty cung cấp dịch vụ giữ lại quyền sở hữu và bảo trì. Phí hàng tháng cho hệ thống 50 watt có thể tương đương 15 - 20 đô la. Tại Cộng hòa Dominican, công ty Soluz Dominicana đã lắp đặt 2.000 hệ thống cho thuê và đang cố gắng phát triển một mô hình kinh doanh khả thi. Tại Nam Phi, Shell đã lắp đặt 6.000 hệ thống cho thuê. Các trường hợp ở Argentina và Nam Phi là một biến thể của mô hình cho thuê có tên là nhượng quyền trực tiếp. Theo đó, chính phủ chọn một công ty, với nghĩa vụ phục vụ tất cả những ai yêu cầu trong một khu vực địa lý cụ thể. Trong đó, chính phủ cung cấp trợ cấp và quy định hoạt động, các khoản phí. Về mô hình này, một số ý kiến cho rằng các mô hình cho thuê cung cấp khả năng chi trả cao hơn cho các hộ gia đình nông thôn vì không cần vốn lớn. Ngược lại, những người khác cho rằng, các doanh nghiệp cho thuê gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chi phí cho việc thu phí hàng tháng và phí sở hữu tài sản vốn lớn. Một số phân tích ước tính rằng có tới 10% hộ gia đình nông thôn sẽ trả tiền mặt và có thể lên tới 50% ở một số thị trường sử dụng tiền. Điều đó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu phí, nhất là ở khu vực nông thôn nghèo.
Bài học kinh nghiệm được rút ra là:
Thứ nhất, trong lịch sử, khả năng chi trả năng lượng ở nông thôn đã được giải quyết thông qua trợ cấp của chính phủ, các chương trình tài trợ và thông qua hỗ trợ cho các hệ thống tín dụng nhỏ của khu vực tư nhân;
Thứ hai, các phương pháp tiếp cận mới về khả năng chi trả đang xuất hiện, bao gồm tín dụng do nhà cung cấp, tín dụng nhỏ và mô hình cho thuê cung cấp nhưng vẫn chưa được kiểm chứng;
Thứ ba, rủi ro tín dụng là mối quan tâm nhất của cả nhà tài chính và đại lý là việc bán tín dụng trở nên khó khăn;
Thứ tư, các hộ gia đình nông thôn có thu nhập thấp hơn sẽ cần các lựa chọn tín dụng hoặc cho thuê dài hạn;
Thứ năm, ngay cả với tín dụng hoặc cho thuê, các nhóm thu nhập thấp hơn sẽ chỉ được hưởng lợi với các chính sách trợ cấp gắn với các mục tiêu phát triển.
1.4.2.3. Phát triển thị trường SPNLTT và vấn đề trợ cấp thiết bị
Trợ cấp cho các thiết bị năng lượng tái tạo đã được thúc đẩy bởi ba yếu tố đan xen: (i) Các nhà tài trợ sử dụng việc lắp đặt thiết bị như một cách tiếp cận thị trường hữu hình và có thể cả chính trị trong chương trình viện trợ phát triển (đặc biệt là viện trợ gắn liền với yêu cầu thiết bị đến từ quốc gia tài trợ); (ii) Mục tiêu trợ cấp là để xây dựng thị trường với qui mô lớn hơn, qua đó chi phí sẽ giảm do tính kinh tế theo quy mô và hiều quả của đường cong học tập; (iii) Các mục tiêu của chính phủ để giải quyết vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.
Nhiều người kỳ vọng, khoản trợ cấp cho năng lượng tái tạo sẽ cạnh tranh với nhiên liệu thông thường và qua đó sẽ giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo cũng phải cạnh tranh với nhiều khoản trợ cấp ẩn cho nhiên liệu thông thường. Thực tế, trợ cấp cho năng lượng thông thường, từ dầu hỏa và than đến các khoản đầu tư của chính phủ vào việc mở rộng lưới điện không được thu hồi bằng giá điện. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, nếu NLTT nhận được các khoản trợ cấp tương tự như nhiên liệu hóa thạch và mở rộng lưới điện, nó sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.
Những kinh nghiệm về việc hỗ trợ sử dụng thiết bị không được bảo đảm ở các nước đang phát triển cho thấy, các nhà tài trợ đang làm suy yếu thị trường với các khoản trợ cấp vốn và cho không thiết bị được. Một giám đốc điều hành của Shell, nhận xét về Indonesia, cho rằng các khoản trợ cấp đã khiến thị trường đó bị xáo trộn: Chỉ sau 05 năm, hầu hết các cơ sở Quang điện do Nhà nước tài trợ đều bị hư hỏng. Mọi người không quan tâm đến những thứ họ nhận được miễn phí. Các dự án tài trợ sau này đã thay đổi, nó vẫn cung cấp thiết bị miễn phí, nhưng cũng thiết lập các chương trình bền vững để thu phí người dùng nhỏ để trả cho việc bảo trì thường xuyên và phụ tùng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn có hạn chế. Nếu không có thêm sự trợ giúp của nhà tài trợ sẽ không có thêm hệ thống nào có thể được lắp đặt. Một số nhà tài trợ đã tuyên bố rằng các khoản phí được tính trong một số dự án được dành riêng cho các quỹ quay vòng dài hạn để trả cho các giao dịch mua trong tương lai, nhưng hầu hết các khoản phí dường như chỉ đủ để trả cho bảo trì và thay thế phụ tung.
Các nhà tài trợ cần phải hiểu rằng khu vực tư nhân mới là lực lượng tham gia các hoạt động trên thị trường. Ví dụ, ở Namibia, các nhà tài trợ đã làm suy yếu
‘‘Chương trình quốc gia về phát triển ngành công nghiệp hệ thống năng lượng mặt trời’’ tại địa phương, trong đó có một quỹ cho vay tiêu dùng lãi suất thấp do ngân hàng thương mại quản lý. Các hộ gia đình không hài lòng về việc vay các khoản vay này vì hai làng lân cận đã nhận được thiết bị miễn phí thông qua chương trình tài trợ.
Tại Trung Quốc, các nhà tài trợ song phương đã cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các dự án điện Gió. Đồng thời, Đan Mạch đã cung cấp các khoản vay không lãi suất cho các nhà sản xuất tuabin để tiếp cận thị trường Trung Quốc. Những khoản vay này đã giúp ngành điện gió Trung Quốc được thiết lập trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, thương mại bị kìm hãm vì việc lắp đặt vẫn bị giới hạn ở những nơi có được tài chính ưu đãi. Thiết bị được tài trợ đã tạo ra nhận thức rằng điện gió không phải là thương mại và cần nhà tài trợ tiếp tục viện trợ. Việc thiếu cạnh tranh thương mại đã góp phần khiến giá mua điện gió cao hơn, điều này càng củng cố thêm nhận thức rằng điện gió quá đắt.
Về lý thuyết, các khoản đầu tư và phát triển kinh doanh được trợ cấp sẽ làm giảm chi phí giao dịch và công nghệ, nâng cao hiệu quả thông qua học tập và kinh tế theo quy mô đến mức trợ cấp trở nên không còn cần thiết. Đó là cách tiếp cận trợ cấp thông minh. Trợ cấp thông minh cũng bao hàm các khoản thanh toán dựa trên hiệu suất hoạt động, thay vì đầu tư vốn.
Bài học kinh nghiệp được rút ra là:
Thứ nhất, trợ cấp không có khả năng dẫn đến thị trường bền vững trừ khi đưa ra các điều kiện rõ ràng để sau đó trợ cấp trở nên không còn cần thiết (nghĩa là trợ cấp thông minh);
Thứ hai, trợ cấp có thể làm suy yếu các khoản đầu tư và kinh doanh tư nhân ở thị trường mới, do đó cần chú ý đến các điều kiện của khu vực tư nhân trong thị trường cụ thể; Thứ ba, trợ cấp có thể được sử dụng một cách hiệu quả để hình thành một thị trường mới, hình thành năng lực chuyên môn của địa phương, nhận thức của người dùng, khả năng thích ứng công nghệ phù hợp, tiêu chuẩn chất lượng và các hoạt động kinh doanh, trợ cấp có hiệu quả hơn khi gắn với hiệu suất hoạt động hơn; Thứ tư, trợ cấp dài hạn có thể luôn luôn cần thiết cho các phân khúc dân số nghèo hơn.
1.4.2.4. Phát triển thị trường năng lượng tái tạo và vấn đề phát triển doanh nghiệp nông thôn, tài chính và khả năng kinh doanh.
Doanh nhân nông thôn bị lãng quên trong phần lớn các tài liệu nghiên cứu về thị trường năng lượng tái tạo nông thôn ở các nước đang phát triển. Hầu hết các đánh giá về các dự án hệ thống nhà năng lượng mặt trời tập trung vào hiệu suất kỹ thuật và kinh tế, thay vì đánh giá khả năng tồn tại lâu dài và bền vững của các mô hình kinh doanh và quy mô tổ chức.
Một số ước tính rằng, nhu cầu của hàng trăm triệu hộ gia đình về các sản phẩm và dịch vụ dựa trên năng lượng tái tạo sẽ được đáp ứng bởi doanh nghiệp nông thôn. Các doanh nhân thường phải đối mặt với thách thức lớn về chi phí kinh doanh cao ở khu vực nông thôn vì khoảng cách di chuyển dài, cơ sở hạ tầng giao thông kém, tỷ lệ biết chữ thấp, giao tiếp kém và thiếu nhân sự được đào tạo. Tuy nhiên, các phương pháp mới hứa hẹn sẽ hỗ trợ các doanh nhân nông thôn đào tạo, tiếp thị, nghiên cứu khả thi, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý, tài chính, và kết nối với ngân hàng và các tổ chức cộng đồng.
Những kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nông thôn được rút ra trên bốn khía cạnh quan trọng:
Thứ nhất, về kinh nghiệm về tiếp thị: Ở nông thôn, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn phân tán, nơi tỷ lệ biết chữ thấp, chi phí cao cho tiếp thị và giáo dục người tiêu dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều nước đang cố gắng sử dụng cách tiếp cận sáng tạo. Hội Phụ nữ Việt Nam giới thiệu các hệ thống nhà năng lượng mặt trời tại các trạm y tế. Các nhà cung cấp Sri Lanka giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ làng và các cuộc họp mặt cộng đồng. Các nhà cung cấp Trung Quốc thúc đẩy tiếp thị sản phẩm chiếu sáng PV thông qua những lời chứng thực được đọc trên radio. Một nhà cung cấp Ấn Độ sử dụng các kỹ thuật viên địa phương để tiếp thị vì họ có thể nói ngôn ngữ địa phương của khách hàng và hiểu rõ nhất mối quan tâm của người dùng.
Thứ hai, về kinh doanh tài chính:
Việc thiếu tài chính kinh doanh ở nông thôn thường được xem là một trong những yếu tố chính cản trở sự phát triển của thị trường.
Các doanh nhân trước tiên phải đối mặt với chi phí phát triển kinh doanh như khảo sát thị trường, đào tạo nhân sự, thiết lập mạng lưới bán hàng và dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh. Sau đó, nếu các ngân hàng chưa hiểu rõ các ứng dụng và công nghệ năng lượng tái tạo, doanh nhân sẽ rất khó khăn để thuyết phục về kế hoạch kinh doanh. Các trung gian tài chính có thể đóng gói các khoản vay tài chính
nhỏ hơn ở các ngân hàng lớn hơn và tìm cách giảm thiểu rủi ro.
Thứ ba, về kinh nghiệm cải thiện giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm năng lượng tái tạo: Chi phí có thể thấp hơn nếu các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ bổ sung năng lượng tái tạo vào hoạt động hiện tại của họ và sử dụng mạng lưới các cửa hàng, đại lý và nhân viên dịch vụ hiện có. Các đại lý máy móc nông nghiệp, phân bón, máy bơm, máy phát điện, pin, dầu hỏa, khí propan lỏng (LPG), nước, điện tử, viễn thông và các dịch vụ nông thôn khác có thể cung cấp năng lượng tái tạo với các dịch vụ này. Tất nhiên, các đại lý vẫn phải phát triển chuyên môn kỹ thuật mới và đào tạo nhân viên của họ. Tại Kenya, các doanh nghiệp bán lẻ các thiết bị điện tử đã thêm dịch vụ lắp đặt hệ thống nhà năng lượng mặt trời vào dịch vụ của họ.
Thứ tư, về kinh nghiệm chính sách điện khí hóa nông thôn: Kinh nghiệm cũng cho thấy các chính sách và quy hoạch điện khí hóa nông thôn có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng thị trường và tính bền vững ở các địa điểm cụ thể. Những lời hứa hoặc