6. Kết cấu của luận án
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo
1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
1.3.1.1. Thể chế chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
Do đặc điểm, bản chất của năng lượng tái tạo, sản phẩm NLTT cụ thể là sản phẩm điện NLTT là một mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý và điều tiết giá cả (giá mua điện từ các doanh nghiệp) đó cũng chính là một trong những lý do mà trong luận án tập chung về nội dung kinh tế và quản lý vĩ mô, các yếu tố về chính sách hơn là kinh doanh thương mại. Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của thị trường SPNLTT, nhất là về các tiêu chí chất lượng và hiệu quả của thị trường. Như đã nêu trên đây, chức năng chủ yếu của Nhà nước là thiết lập khuôn khổ pháp luật, thúc đẩy thị trường hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó ảnh hưởng đối với sự phát triển năng lượng tái tạo, thị trường SPNLTT, bao gồm:
1) Hoạt động đầu tư, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng tái tạo chịu sự điều chỉnh của các bộ Luật đầu tư; Luật doanh nghiệp; Luật cạnh tranh, các chính sách khuyến khích đầu tư áp dụng cho từng giai đoạn…
2) Sự phân bố ngành công nghiệp, qui mô sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo chịu sự điều chỉnh bởi bộ luật về tài nguyên - môi trường, về đầu tư,...
3) Khả năng tiếp cận công nghệ, chuyển giao và giá cả công nghệ chuyển đổi sản phẩm năng lượng tái tạo chịu sự điều chỉnh của các bộ luật về thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sở hữu trí tuệ,…
4) Khả năng thương mại hóa các sản phẩm năng lượng tái tạo chịu sự điều chỉnh của các bộ luật về cạnh tranh, pháp luật về giá cả,…
Thị trường SPNLTT chỉ được phát triển khi dựa trên một khung khổ chính sách và năng lực thể chế phù hợp, luật pháp thích hợp. Để phát triển thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực thể chế. Năng lực thể chế thể hiện ở năng lực xây dựng và thực thi các chính sách. Một chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và
tiêu dùng sẽ thúc đẩy thị trường SPNLTT phát triển và ngược lại sẽ là một rào cản. Tác động của cơ chế chính sách trước hết đến việc sản xuất SPNLTT. Để gia tăng số lượng, cũng như tạo ra các sản phẩm mới cần phải có những chính sách ưu tiên nhất định từ phía nhà nước nhằm khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất cung ứng cho thị trường SPNLTT với giá cả hợp lý. Nếu không có những chính sách phù hợp thì do cạnh tranh trên thị trường, hạn chế về năng lực, nên nhiều doanh nghiệp sẽ không mặn mà với việc sản xuất, lắp ráp và phân phối SPNLTT.
Cơ chế chính sách cũng tác động rất lớn đến việc phân phối SPNLTT thông qua việc hỗ trợ về mặt bằng, tín dụng và đặc biệt là chính sách về giá cả sản phẩm. Nhìn chung, SPNLTT có chi phí sản xuất và giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác, nên thường gây khó khăn trong tiêu thụ. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và phân phối sẽ gặp khó khăn về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Thể chế chính sách là nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô và điều đó lại ảnh hưởng đến doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường có hiệu quả, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.
Việc thúc đẩy phát triển và sử dụng SPNLTT là giải pháp lựa chọn đầu tư phát triển năng lượng tối ưu nhất với chi phí thấp, hiệu quả cao, đáp ứng được các tiêu chí trong chính sách phát triển bền vững. Chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển SPNLTT nói chung và sản phẩm điện năng lượng tái tạo nói riêng góp phần thúc đẩy sản xuất như hỗ trợ về tín dụng, đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực … sẽ tạo ra năng lực sản xuất trong nước lớn, đảm bảm chất lượng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, là nguồn cung hàng hóa phong phú, ổn định đảm bảo chất lượng đáp ứng kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu về số lượng, chất lượng điều này tác động trực tiếp tới năng lực sản xuất, kinh doanh, thương mại SPNLTT.
Môi trường đầu tư, sản xuất, gia công lắp ráp thuận lợi, thông thoáng sẽ có tác động tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT tạo ra lực lượng doanh nghiệp đông đảo, vững mạnh là nguồn cung ứng cho thị trường trong nước hướng đến xuất khẩu
tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm. Môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu sản phẩm
2.3.1.2. Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng... có ảnh hưởng trực tiếp đến quĩ mua và sức mua của người dân, của Chính phủ và cuả các doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo. Năng lượng có tầm quan trọng thiết yếu đối với các quốc gia, vì nó là đầu vào chính để đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp và để tăng mức phúc lợi. Mặc dù, mức tiêu hao năng lượng và tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt giữa các nước. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa của các nền kinh tế, mức tiêu họa năng lượng sẽ có xu hướng tăng nhanh. Đồng thời, khi tăng tăng trưởng kinh tế mang lại thu nhập cho người dân, khi đó nhu cầu tiêu dùng năng lượng cũng sẽ tăng lên.
Năng lượng là một những hàng hóa đặc biệt, giá cả của nó cũng chịu tác động của yếu tố lạm phát. Mặc dù, hầu hết các nước đều thực thi chính sách an ninh năng lượng đảm bảo duy trì mức giá hợp lý. Tuy nhiên, chi phí sản xuất năng lượng cao sẽ làm giảm nguồn cung trên thị trường và mức giá năng lượng cũng có xu hướng tăng lên đáng kể và hạn chế sự gia tăng tiêu dùng.
Tình trạng nợ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đầu tư của nền kinh tế. Đặc biệt, việc đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn và mức hỗ trợ đầu tư từ các chính phủ. Do đó, nếu nền kinh tế có tỷ lệ nợ/GDP ở mức cao sẽ hạn chế khả năng gia tăng nguồn cung năng lượng tái tạo trong tương lai. Ngược lại, nếu tỷ lệ tiết kiệm/GDP cao, nền kinh tế sẽ có xu hướng đầu tư mạnh vào phát triển các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng năng lượng.
2.3.1.3. Yếu tố xã hội và tự nhiên
Yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến phát triển thị trường năng lượng tái tạo bao gồm: Qui mô, phân bố dân số, cơ cấu dân số theo thành thị và nông thông, mẫu hộ gia đình, tập quán tiêu dùng,...
Qui mô dân số là một trong những yếu tố quyết định qui mô thị trường nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm điện NLTT nói riêng. Đồng thời sự phân bố dân cư có liên quan đến mức giá và hiệu quả đầu tư hệ thống hạ tầng phân phối năng lượng. Thực tế, các khu vực vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa do mật độ dân cư thưa thớt
thường là các khu vực thiều vắng hệ thống hạ tầng cung cấp các sản phẩm năng lượng và có mức độ phụ thuộc lớn và việc sử dụng các nguồn tái tạo (Sinh khối, Gió, Mặt trời) bằng các phương pháp truyền thống, kém hiệu quả.
Quá trình đô thị hóa và cơ cấu dân số thành thị, nông thôn ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người. Thực tế, ở các nước có tỷ lệ dân số độ thị cao thường có nhu cầu sử dụng năng lượng cao cho các công trình tiện ích xã hội, nhu cầu đi lại,… dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người cao hơn. Mặt khác, cơ cấu dân số thành thị và nâng thôn cũng có ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng các mặt hàng năng lượng. Trong tổng số tiêu dùng các sản phẩm năng lượng, dân cư đô thị có xu hưởng tiêu dùng nhiều điện năng và nhiên liệu hóa thạch còn các khu vực nông thôn vẫn sử dụng nhiều hơn các nguồn NLTT thông qua các pháp pháp truyền thống.
Các yếu tố về xã hội như phong tục tập quán, mức sống,… có ảnh hưởng đến thái độ tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu. Những khác biệt về văn hóa, xã hội mang tính bản sắc lành mạnh có ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh và tính độc đáo của sản phẩm.
Yếu tố tự nhiên bao gồm điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình,…Điều kiện tự nhiên qui định tiềm năng cả về qui mô công suất, cơ cấu các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng Gió, Mặt trời, Địa nhiệt, Thủy, Sinh khối).
Các yếu tố tự nhiên trước hết có ảnh hưởng đến khả năng khai thác tiềm năng phát triển nguồn SPNLTT, đặc biệt là nguồn Cung NLTT ở qui mô công nghiệp. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến suất đầu tư và hiệu quả sinh lời của các dự án năng lượng tái tạo. Mặt khác, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu sử dụng năng lượng (sưởi ấm, làm mát) và tính mùa vụ của nhu cầu sử dụng năng lượng.
1.3.1.4. Công nghệ
Công nghệ đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế nói chung. Đây là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất việc sản xuất và cung ứng ra thị trường SPNLTT có chất lượng tốt hơn, với nhiều mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, các yếu tố kỹ thuật và công nghệ, vật liệu, thiết bị và dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm co chất lượng cao nhằm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Các công nghệ chuyển đổi năng lượng tái tạo bao gồm từ việc hợp lý hóa việc sản xuất và vận hành năng lượng tái tạo (tự động hóa và sản xuất tiên tiến) đến tối ưu
hóa việc sử dụng chúng, cải thiện thị trường cho năng lượng tái tạo (blockchain) và chuyển đổi vật liệu của các tấm Pin mặt trời và Tua-bin gió (vật liệu tiên tiến)...
Tác động của tự động hóa làm giảm đáng kể thời gian và chi phí cho sản xuất và vận hành năng lượng mặt trời và gió. Trong tương lai, robot thu thập thông tin sẽ cho phép kiểm tra bằng vi sóng và siêu âm tự động về cấu trúc bên trong và vật liệu trong các tấm Pin mặt trời và Tua-bin gió. Các công nghệ mới liên quan đến tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và blockchain, cũng như các vật liệu, quy trình sản xuất tiên tiến, có thể đẩy nhanh việc triển khai sản xuất, gia công lắp ráp, phân phối SPNLTT.
Nhìn chung, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng bao trùm đến thị trường năng lượng tái tạo và thị trường SPNLTT. Vì vậy yếu tố Công nghệ chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển các nguồn cung, nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và tạo thuận lợi cho quá trình phân phối sản phẩm năng lượng tái tạo. Đồng thời, công nghệ cũng là yêu tố giúp tiêu dùng năng lượng tiết kiệm, mở rộng nhu cầu tiêu dùng.
1.3.1.5. Hội nhập quốc tế và cam kết của Việt Nam
a) Hội nhập Quốc tế
Yếu tố hợp tác quốc tế chủ yếu có ảnh hưởng đến phát triển thị trường năng lượng tái tạo, như: Thuận lợi hóa quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo; Gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và hợp tác quốc tế về phát triển năng lượng tái tạo;…
Trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với Liên minh Châu Âu để phát triển Chương trình cấp điện nông thôn từ năng lượng tái tạo nhằm đầu tư cấp điện cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các địa phương trong vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam với mục tiêu cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng bền vững cho tất cả mọi người, tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo (từ 18% năm 2010 lên 36% vào năm 2030).
Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế và các quốc gia cũng nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, cung cấp các trợ giúp kỹ thuật thiết kế dự án, hỗ trợ đầu tư, thực hiện dự án...
b) Cam kết của Việt Nam
Trong phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa diễn ra trong tháng 11 năm 2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức công bố cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Các mục tiêu và nhiệm vụ được thể hiện rõ trong các kế hoạch phát triển của ngành và địa phương, đặc biệt là Quy hoạch Tổng thể Năng lượng quốc gia 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Theo dự thảo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo tới năm 2030 cụ thể điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%). Năm 2045, điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%, nhập khẩu khoảng gần 2%, thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng 3% phù hợp với Nghị quyết 55/NQ-TW.