Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tá

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 62 - 69)

6. Kết cấu của luận án

1.4. Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tá

1.3.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế

Trên thị trường năng lượng, các sản phẩm năng lượng hóa thạch vẫn là tạo ra một áp lực thay thế lớn đối với năng lượng tái tạo. Điều đó có liên quan đến chi phí vốn đầu tư lớn vào sản xuất, độ tin cậy công nghệ sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo. Thực tế, các chính phủ vẫn áp dụng các ưu đãi, trợ cấp, tài trợ cho hoạt động khai thác năng lượng hóa thạch, sản xuất điện để tăng sản lượng trong nước.

Mặt khác, các công ty có thể gia tăng đầu tư cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả hơn như tiết kiệm năng lượng. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo. Năng lượng gió và mặt trời sẽ được trợ cấp ít hơn và nhận được sự ủng hộ chính trị hơn.

Công nghệ điện NLTT là một hệ thống tạo ra điện sạch, cung cấp nguồn điện phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên, năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời và các NLTT khác vẫn sẽ đối diện với những rào cản hoặc trở ngại cần phải vượt qua.

1.4. Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho vùng Trung du miền núiphía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo phía Bắc Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm nănglượng tái tạo lượng tái tạo

1.4.1.1. Kinh nghiệm tại Ấn Độ

Các tiểu bang tại Ấn Độ khá tương đồng với cấu trúc hành chính từ Chính phủ đến các địa phương ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu Ấn Độ cũng gặp nhiều khó khăn do chính sách chưa có sự nhất quán và rõ ràng từ trên xuống, đặc biệt là các vấn đề về đất đai, phát triển lưới điện để đấu nối và vận hành. Cơ chế đấu thầu theo giá để lựa chọn dự án có giá bán điện thấp nhất cũng có nhiều khó khăn do chính sách và quy định còn chồng chéo, chưa thực sự rõ ràng và bảo vệ nhà đầu tư. Nhiều đợt đấu thầu đã bị hủy kế hoạch thực hiện hoặc nhà đầu tư từ chối phát triển dự án khi đã trúng thầu.

Ấn Độ đã giải quyết các khó khăn và phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế đầu thầu trong gần 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ 2016 đến nay, có thể tóm tắt với một số điểm nổi bật như sau: Về trách nhiệm và vai trò tổ chức thực hiện của các Bộ, ngành (Chính phủ): Bộ Năng lượng mới và tái tạo (MNRE) là Bộ chuyên ngành có trách nhiệm chính và tập trung đối với tất cả các vấn đề liên quan đến năng lượng tái tạo; Tập đoàn/Tổng công ty Năng lượng mặt trời Ấn Độ (SECI) do MNRE sở hữu 100% được thành lập để thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ phát triển điện mặt trời quốc gia, SECI có trách nhiệm thực hiện các cơ chế của chính phủ, trực tiếp quản lý nguồn Quỹ “Viability Gap Funding” để triển khai thực hiện các dự án lưới điện đấu nối lớn, “Công viên năng lượng mặt trời – Solar Park” và các dự án điện mặt trời mái nhà nối lưới; Bộ Điện lực Ấn Độ (MoP) chịu trách nhiệm chính trong phát triển điện lực ở Ấn Độ.

Chính phủ ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chương trình hỗ trợ và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời như:

(i) Ban hành mục tiêu phát triển rất cụ thể “Nation Solar Mission” và cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng Bang và các Bang chủ động triển khai quy định về cơ chế bù trừ nhằm tích trữ điện năng thừa trên mức tiêu thụ;

(ii) Phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các dự án điện mặt trời nối lưới và không nối lưới ví dụ giai đoạn 2021-2022 là 351 triệu USD;

(iii) Chính quyền các Bang có trách nhiệm rất rõ ràng trong việc chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng (đất đai cho dự án và lưới điện đấu nối);

(iv) Để đảm bảo công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích chủ đầu tư, MNRE ban hành Bộ quy trình hướng dẫn đấu thầu điện mặt trời trên phạm vi toàn quốc “Guidelines for Tariff based Competitive Bidding Process”;

(v) Đối với Quỹ VGF, Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính dưới hình thức viện trợ không hoàn lại cho các dự án cơ sở hạ tầng (lưới điện đấu nối các dự án điện mặt trời lớn như Solar Park/Ultra Mega Solar Project được thực hiện thông qua hình thức PPP để đảm bảo dự án được khả thi về tài chính, thông thường mức tài trợ sẽ là 20% trong giai đoạn xây dựng (dự án lớn nhất Ấn Độ và Thế giới đang triển khai thực hiện có quy mô 30 GW);

(vi) Thực hiện cơ chế REC kèm theo nghĩa vụ phải mua của các đơn vị.

Sự phát triển mạnh mẽ của NLTT tại Ấn Độ trong những năm qua cũng có tác động không nhỏ của việc chuyển đối mô hình phát triển dựa vào chi phí đầu tư (Capex) sang mô hình chi phí hoạt động (Opex).

Tổ chức đấu thầu cả cho điện mặt trời mái nhà để tạo ra thị trường phát triển cho ĐMT áp mái, trong đó Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ “Subsidy Scheme” từ 20- 40% vốn đầu tư tùy theo quy mô công suất lắp đặt của khách hàng. Vấn đề quan trọng là “Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng”. Mục tiêu của đấu thầu rất rõ ràng như giá thấp - chất lượng, cạnh tranh, công bằng, minh bạch thì yêu cầu về các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp càng phải cụ thể và chặt chẽ. Ở Ấn Độ có Ủy ban Điều tiết Trung ương và mỗi Bang cũng có một Ủy ban phân cấp để giải quyết các tranh chấp. Một số nguyên tắc chính để giải quyết cho các tranh chấp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như sau: (i) Chính phủ cho phép các bên chủ động giải quyết tranh chấp với các điều kiện và ràng buộc mở để các bên có thể đạt được các thỏa thuận tối đa, phương thức hòa giải tranh chấp được ưu tiên hàng đầu với các nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể theo từng giai đoạn thực hiện dự án; (ii) Các hiệp ước song phương, đa phương và các điều ước quốc tế hoặc hòa giải quốc tế được áp dụng trong các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài; (iii) Một Ủy ban giải quyết tranh chấp trong hợp đồng được thành lập với nhiệm vụ tham vấn cho các bên; (iv) Ban hành Quy trình hướng dẫn xử lý các tranh chấp mang tính điển hình để các bên tham khảo thực hiện.

Thị trường Pin năng lượng Mặt trời của Ấn Độ đã được thúc đẩy bởi một chương trình lâu dài của chính phủ về trợ cấp, thuế và các ưu đãi tài chính cho khu vực tư nhân. Khi qui mô thị trường tăng lên, các chính sách bắt đầu ủng hộ các cách tiếp cận thương mại, định hướng thị trường hơn là chỉ định hướng nghiên cứu và trình diễn công nghệ. Các nhà sản xuất trở nên tích cực hơn và đầu tư vào mạng lưới đại lý và nhà phân phối, trung tâm dịch vụ và các chương trình tín dụng. Đồng thời, các cơ quan công cộng và các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thành lập các trung tâm dịch vụ địa phương và các cửa hàng năng lượng mặt trời để giúp tăng trưởng thị trường. Gần đây, những nỗ lực của cả khu vực công cộng và doanh nhân đã tập trung mạnh mẽ hơn vào dịch vụ sau bán hàng.

Ấn Độ cũng đã có một chương trình khí sinh học lớn, với khoảng 3 triệu gia đình được lắp đặt. Những nỗ lực ban đầu tập trung vào phát triển công nghệ và tăng nhận thức của người dùng. Sau đó là những nỗ lực đào tạo các kỹ sư cấp cơ sở về các kỹ năng quản lý và kỹ thuật để xây dựng các nhà máy khí sinh học. Sau 5 năm của chương trình, người dùng đã trở nên quen thuộc hơn với khí sinh học, do đó nhu cầu và sự chấp nhận tiêu thụ đã tăng lên. Các chương trình đã tập trung vào vấn đề chất lượng để đảm bảo duy trì tốt danh tiếng về Khí sinh học.

viên vận hành thường xuyên, người vận hành không có kỹ năng, đào tạo người dùng không đầy đủ và kỳ vọng không thực tế của người dùng về nhiều vấn đề không thuộc về trách nhiệm của các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp và nhà sản xuất khí sinh học nông thôn cũng thiếu kỹ năng kinh doanh và tài chính để phát triển sản phẩm và thị trường.

1.4.1.2. Kinh nghiệm tại Trung Quốc

Kinh nghiệm phát triển năng lượng sạch của Trung Quốc, một nền kinh tế lớn đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) cho thấy, từ chỗ Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…, đến nay, đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ngay từ năm 2006, Trung Quốc đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo, đặt nền móng cho cuộc cách mạng phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011-2015) và lần thứ XIII (2016-2020) của Trung quốc đã chỉ ra phải ưu tiên phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải carbon và thay đổi cấu trúc thị trường than.

Phát triển thị trườg NLTT trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc và khu tự trị của Thanh Hải, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Cam Túc của Trung Quốc. Những khu vực biệt lập này, ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời và cơ sở hạ tầng phục vụ lắp đặt, phân phối và bảo trì khá phát triển. Với việc xem trọng việc phát triển NLTT là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nền kinh tế dẫn đầu thế giới, mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, [68].

Theo tổng kết của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc về năng lượng tái tạo, năm 2004, Trung Quốc mới đầu tư vào lĩnh vực này là 3 tỷ USD, nhưng đến năm 2015 tăng lên là 103 tỷ USD vượt qua cả Mỹ là 44.1 tỷ USD, và chiếm khoảng 36% đầu tư của các nước trên toàn thế giới. Trong tổng kết kế hoạch 5 năm từ 2016 - 2020, tổng đầu tư Trung Quốc vào ngành công nghiệp này đã lên đến hơn 360 tỷ USD, riêng lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện đang có khoảng 3.5 triệu người, đông nhất so với các nước khác trên thế giới.

Từ năm 2018 đến nay, công suất điện Mặt trời tăng 700 lần, công suất điện Gió tăng gấp 22 lần, xuất khẩu của ngành này sang các nước khác càng ngày càng tăng (chủ yếu là Pin năng lượng mặt trời). Đây chính là động lực giúp cho tổng công suất điện mặt trời và công suất gió của toàn cầu tăng gấp 33 lần kể từ năm 2018, [68].

đặt và 750 nhà máy khí sinh học công nghiệp quy mô vừa và lớn khác. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy khí sinh học hoạt động đã giảm đáng kể do giáo dục và đào tạo hộ gia đình không đầy đủ đã dẫn đến những thất bại về kỹ thuật và giảm sử dụng. Từ giữa những năm 1980, một mạng lưới các trung tâm dịch vụ khí sinh học nông thôn đã được thành lập để cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ phổ biến, tài trợ và bảo trì Hầu hết các lưới điện nhỏ đều là kết quả từ các chương trình của chính phủ. Gần đây, các doanh nhân nông thôn đã xây dựng và điều hành các trạm thủy điện nhỏ bằng cách vay từ các ngân hàng nông nghiệp. Doanh thu bán điện trong khoảng ba năm đã đủ để trả các khoản vay đó. Tiêu chuẩn hóa của ngành công nghiệp cũng đã tạo điều kiện kết nối nhiều trạm điện nhỏ thành các lưới cấp huyện.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực ASEAN

Phát triển hiệu quả nguồn NLTT luôn là vấn đề cấp thiết của các quốc gia Đông - Nam Á, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN xanh và sạch. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ASEAN thời gian qua, nhu cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia trong khu vực ngày càng lớn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ năng lượng của ASEAN tăng 60% trong 15 năm qua.

Tại Thái Lan, hiện nay đang là nước dẫn đầu ASEAN trong sử dụng ĐMT, xếp thứ 15 trong Tốp toàn cầu năm 2016, với công suất hơn 3.000 MW, cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại. Dự kiến, công suất lắp đặt ĐMT tại đất Thái Lan đến năm 2036 là 6.000 MW. Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước đầu tiên áp dụng biểu giá FiT năm 2016 (feed-in-tariff - các mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện) cho năng lượng tái tạo; trong đó các dự án năng lượng mặt trời nhận được FiT cao nhất, với mức 23 cent/kWh cho 10 năm. Sau đó, chương trình này được thay thế bằng chương trình FiT 25 năm với giá 17 đến 20 cent/kWh tùy thuộc vào loại máy phát điện. Để khuyến khích cho các dự án nhỏ, Thái Lan cũng đã đưa ra các mức hỗ trợ FiT cao nhất cho các nhà sản xuất nhỏ như các dự án quy mô nhỏ trên mái nhà với mức giá FiT ưu đãi 21 cent/kWh cho các dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà, đồng thời khởi xướng chương trình “Mái nhà quang điện”.

Tại Singapore, một quốc gia được đánh giá là xanh, sạch nhất thế giới. Singapore tích cực khuyến khích việc phát triển năng lượng sạch như ĐMT và điện gió. Năm 2016, Singapore đã công bố tài trợ hơn 700 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ở khu vực công trong 5 năm nhằm tìm ra giải pháp cho phát triển bền vững đô thị. Hiện Singapore đang thử nghiệm xây dựng các nhà máy năng

lượng mặt trời trong đô thị và các trạm ĐMT nổi trên các hồ chứa. Đồng thời, để thúc đẩy các dự án ĐMT, Singapore cung cấp các mức thuế cạnh tranh và ưu tiên phát triển thị trường buôn bán điện cạnh tranh. Theo đó, tất cả người tiêu dùng, trong đó có các hộ gia đình sẽ có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình.

Indonesia đầu năm 2017 đã thông qua luật về năng lượng tái tạo, trong đó thay đổi mức thuế suất đối với các dự án NLTT. Theo luật mới, mức hỗ trợ FiT sẽ dựa trên chi phí cung cấp điện trung bình của khu vực, nơi dự án điện năng lượng mới được xây dựng. Mức hỗ trợ theo chương trình mới là từ 6,5 đến 11,6 cent/kWh. Luật mới của Indonesia cũng cho phép ĐMT cạnh tranh trực tiếp với các nhà máy nhiệt điện đốt than đang phổ biến ở Indonesia. Cơ chế thanh toán bù trừ (Metering Net) dành cho hộ gia đình, thương mại sử dụng NLMT trên mái nhà cũng được thông qua vào năm 2013, bắt buộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Indonesia phải trả khoản năng lượng dư thừa được sản xuất bởi năng lượng mặt trời vào tài khoản của khách hàng.

Tại Malaysia, chính sách về năng lượng mặt trời đã được quy định trong Đạo luật Năng lượng tái tạo năm 2011 và được sửa đổi năm 2014 nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như việc giảm giá các tấm pin năng lượng. Ngoài ra, cơ chế thanh toán bù trừ (NEM) đã được đưa ra vào năm 2016 với mục tiêu đạt 500 MW ĐMT vào năm 2020 tại bán đảo Malaysia và Sabah. Theo đó, người tiêu dùng chỉ tốn 1m2 lắp đặt là có thể tạo ra điện năng cho gia đình và bán năng lượng dư thừa cho điện lưới quốc gia. Nhờ các chính sách hỗ trợ về giá, công suất lắp đặt pin mặt trời tại Malaysia cho đến nay đạt 338 MW. Quốc gia này đặt mục tiêu 1.356 MW vào năm 2020.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 62 - 69)