Các yếu tố thuộc ngành năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 59 - 62)

6. Kết cấu của luận án

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.3.2. Các yếu tố thuộc ngành năng lượng tái tạo

1.3.2.1. Cạnh tranh trên thị trường năng lượng

Ngành năng lượng luôn gắn liền với chiến lược đảm bảo anh ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Do đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành năng lượng hiện nay, tùy theo mô hình kinh tế, thường mang tính độc quyền nhóm hoạch độc quyền nhà nước. Tình trạng độc quyền, nhất là độc quyền nhà nước có thể làm giảm áp lực đổ mới, sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp và tính hiệu quả của thị trường.

Trong ngành năng lượng hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất năng lượng truyền thống hiện đang giữ lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo do lợi thế của người đi trước (năng lượng hóa thạch) và rào cản về vốn đầu tư, công nghệ (năng lượng tái tạo). Tuy nhiên, trong tương lai, năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt, trong khi nguồn tài nguyên tái tạo gần như vô tận (với chi phí gần bằng không) cùng với tiến bộ về công nghệ và lựa chọn chính sách của các chính phủ, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo sẽ gia tăng so với các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hóa thạch.

Trong sản xuất năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp sản xuất điện có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp sản xuất khí và nhiên liệu lỏng do lợi thế đi trước về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống phân phối tiêu thụ điện. Đồng thời, trong sản xuất điện năng, các doanh nghiệp chuyển đổi nguồn năng lượng mặt trời cũng có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng gió, thủy triều…

Trong ngành năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chính là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp công nghệ cao nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện tại (kể cả doanh nghiệp năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo) về chi phí đầu tư, hành, bảo trì, quản lý hệ thống phân phối, khách hàng.

Ngoài ra, do áp lực về đảm bảo năng lượng đặc biệt về an ninh năng lượng và tác động của yếu tố hội nhập, Chính phủ có thể tiến hành thúc đẩy khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài gia nhập ngành sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo, SPNLTT, khi đó, đe dọa cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện tại.

1.3.2.2. Áp lực từ phía cung ứng thiết bị sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo

Các nhà sản xuất, cung ứng thiết bị sản xuất SPNLTT thường là các tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu thế giới và có vị thế độc quyền trên thị trường này. Việc lắp đặt các công nghệ năng lượng Mặt trời và Gió sẽ cần chi phí cao hơn. Cụ thể, việc lắp đặt hệ thống năng lượng Mặt trời sẽ dao động từ 2.000 đến 3.700 đô la cho mỗi kilowatt. Các công nghệ gió cũng có giá từ 1.200 đến 1.700 đô la cho mỗi kilowatt để lắp đặt. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch như nhà máy khí đốt tự nhiên có thể chỉ có giá khoảng 1.000 đô la cho mỗi kilowatt. Điều này khiến Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính nhận thấy có nhiều khả năng rủi ro về năng lượng tái tạo. Do đó, lãi suất vốn vay có thể cao hơn, gây khó khăn cho các nhà phát triển hoặc các công ty tiện ích trong việc duy trì khoản đầu tư. Đó là một trong những rào cản đối với công nghệ năng lượng tái tạo. Mặc dù, chi phí lắp đặt công nghệ năng lượng Gió, Mặt trời và các loại SPNLTT khác cao, nhưng có chi phí vận hành rẻ. Về lâu dài, năng lượng Gió và năng lượng Mặt trời với quy mô tiện ích có thể trở thành năng lượng tái tạo tiêu tốn ít nhất nếu tính đến tổng chi phí trong suốt thời gian lắp đặt, vận hành.

Chủ nghĩa bảo hộ là mối đe dọa lớn nhất trong việc ngăn cản thương mại trên thị trường thiết bị năng lượng tái tạo toàn cầu. Nhiều quốc gia áp đặt mức thuế cao đối với nhập khẩu thiết bị năng lượng tái tạo và cung cấp cho các công ty địa phương một lượng lớn trợ cấp, tài trợ phát triển, các khoản vay ưu đãi và tín dụng xuất khẩu. Ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ có thị phần sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới do giá nhân công thấp. Các nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời ở châu Âu và Bắc Mỹ đã không thể cạnh tranh với các đối tác châu Á do áp đặt các mức thuế và trợ cấp lớn để bảo vệ thị trường địa phương.

Các hàng rào phi thuế quan thậm chí có thể hạn chế tiếp cận thị trường hơn đối với các công ty ở nước ngoài. Ví dụ, Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc phải thành lập một liên doanh địa phương, trao cho các đối tác Trung Quốc 51% quyền sở hữu. Do đó, chi phí tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến thương mại năng lượng tái tạo. Vì năng lượng tái tạo là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới, các công ty mới thường không thể chịu được chi phí mua lại lớn. Với những điều kiện như vậy, các công ty này có thể từ chối xuất khẩu năng

1.3.2.3. Áp lực từ phía khách hàng

Nhu cầu năng lượng thế giới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh diễn ra trong những thập kỷ gần đây. Trong bối cảnh, các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt dự trữ và khí thải nhà kính tăng lên sẽ cần một sự thay đổi lớn từ cả về nguồn cung và nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong khi năng lượng hạt nhân hiện không có khả năng tăng thị phần khiêm tốn hiện tại, năng lượng tái tạo sẽ phải cung cấp cho hầu hết nhu cầu năng lượng trong tương lai. Năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng từ 14% năm 2015 lên 63% vào năm 2050.

Trên thị trường SPNLTT, nhu cầu thực tế của các hộ tiêu dùng, bao gồm: cả doanh nghiệp và người dân, mục đích và động lực của sản xuất, là một căn cứ quan trọng để xác định khối lượng, cơ cấu, chất lượng SPNLTT được cung ứng ra thị trường. Vì vậy, sự phát triển nhanh về số lượng, phạm vi và chất lượng của nhu cầu tiêu dùng NLTT sẽ thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, cung ứng và tạo ra sự phát triển chung của thị trường. Sản xuất quyết định tiêu dùng, nhưng quá trình phát triển Cầu trên thị trường là một hiện tượng khách quan do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội,… chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất. Vì vậy, việc chuyển hóa qui mô tiêu dùng sản phẩm NLTT đó trở thành lượng cầu trên thị trường khôngchỉ phụ thuộc và khả năng tạo ra các sản phẩm phù hợp mà còn phụ thuộc vào chính sách, qui định liên quan đến tiêu dùng sản phẩm NLTT của nhà nước.

Hệ thống hạ tầng cung ứng sản phẩm NLTT là sự kết nối sống còn giữa sản xuất và tiêu dùng. Việc cung ứng sản phẩm điện NLTT liên quan đến hạ tầng truyền tải điện năng, hay việc cung ứng sản phẩn nhiên liệu sinh học (lỏng và khí) liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong vận chuyển và lưu giữ,…

Trên thị trường, hệ thống hạ tầng cung ứng sản phẩm năng lượng hiện nay hầu hết các hệ thống truyền dẫn tồn tại ngày nay đều được thiết kế cho phân phối điện của các nhà máy điện hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch. Các nhà phân phối này thường yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ để hòa điện năng lượng Mặt trời và gió sẽ vào lưới điện. Đồng thời, họ cũng cho rằng các máy phát điện NLTT sẽ cần nhiên liệu hóa thạch để dự phòng khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió ngừng thổi.

Mặt khác, hệ thống năng lượng Mặt trời và Gió là năng lượng tái tạo phi tập trung, bao gồm các hệ thống phát điện nhỏ nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn, hoạt động cùng nhau để sản xuất điện năng. Lựa chọn một địa điểm thích hợp có thể là một thách thức, khiến nó trở thành một trong những rào cản đối với NLTT. Các nhà phân

phối vẫn có thể đưa ra hai rào cản chính đối với NLTT là phân bố và truyền tải.. . Có thể nói rằng, các nhà phân phối đang nắm giữ hệ thống hạ tầng phân phối điện đang tạo nên áp lực đối với các nhà cung ứng SPNLTT. Việc phát triển hệ thống hạ tầng cung ứng SPNLTT hiện đang cần được hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước. Đồng thời, việc sử dụng các thiết bị thông minh, định giá theo thời gian thực, pin tiên tiến và các công nghệ lưới điện hiện đại khác cũng sẽ giúp điện Gió và Mặt trời hòa vào lưới điện một cách đáng tin cậy và an toàn và tạo ra qui mô sử dụng mức năng lượng tái tạo cao. Những điều đó sẽ giúp giảm áp lực từ các nhà phân phối.

1.3.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế

Trên thị trường năng lượng, các sản phẩm năng lượng hóa thạch vẫn là tạo ra một áp lực thay thế lớn đối với năng lượng tái tạo. Điều đó có liên quan đến chi phí vốn đầu tư lớn vào sản xuất, độ tin cậy công nghệ sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo. Thực tế, các chính phủ vẫn áp dụng các ưu đãi, trợ cấp, tài trợ cho hoạt động khai thác năng lượng hóa thạch, sản xuất điện để tăng sản lượng trong nước.

Mặt khác, các công ty có thể gia tăng đầu tư cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả hơn như tiết kiệm năng lượng. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo. Năng lượng gió và mặt trời sẽ được trợ cấp ít hơn và nhận được sự ủng hộ chính trị hơn.

Công nghệ điện NLTT là một hệ thống tạo ra điện sạch, cung cấp nguồn điện phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên, năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời và các NLTT khác vẫn sẽ đối diện với những rào cản hoặc trở ngại cần phải vượt qua.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 59 - 62)