Khái niệm, phân loại, đặc điểm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu của luận án

1.1. Sản phẩm và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.1.2. Khái niệm, phân loại, đặc điểm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.1.2.1. Khái niệm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Theo Kinh tế học, thị trường, được hiểu theo nghĩa rộng, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.

Kinh tế học phân chia thị trường thành ba loại theo đối tượng (sản phẩm) được giao dịch: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ [27]. Thị trường sản phẩm năng lượng thuộc phạm vi thị trường sản lượng.

Theo quan điểm kinh doanh, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ [31].

Khái niệm thị trường này có thể được thu hẹp hay mở rộng. Theo đó, có thể định nghĩa, thị trường sản phẩm năng lượng bao gồm tất cả các khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, có khả năng thanh toán và sẵn sàng

tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu đó. Hay, thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về các sản phẩm theo các qui định có liên quan, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm năng lượng tái tạo.

Như vậy, thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo bao gồm các yếu tố cơ bản: 1) Các khách hàng hiện có và tiềm năng có khả năng thanh toán và sẵn sàng tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo.

2) Các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng hiện cõ và tiềm năng trên thị trường.

3) Các qui định liên quan đến quá trình trao đổi, chuyển giao sản phẩm năng lượng tái tạo giữa khách hàng và nhà cung cấp, qua đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm năng lượng tái tạo.

1.1.2.2. Phân loại thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Cụ thể:

1) Phân loại thị trường theo các sản phẩm năng lượng tái tạo bao gồm:

Thị trường điện, bao gồm thị trường điện gió; thị trường điện mặt trời, thị trường điện khí sinh học, thị trường điện thủy điện, thị trường điện địa nhiệt…

Thị trường nhiên liệu sinh học, bao gồm thị trường nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ động vật; thị trường nhiên liệu sinh học có nguồn gốc thực vật.

Thị trường khí sinh học, bao gồm thị trường khí sinh học: Hydrocacbon, Hydro, methanol,…

2) Phân loại thị trường theo khu vực, vùng lãnh thổ:

Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo quốc tế, trong đó có thể phân chia theo quốc gia, theo nhóm nước (phát triển, đang phát triển và kém phát triển),…

Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo của một nước, có thể phân chia theo vùng, theo khu vực (thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa), theo tỉnh, thành phố.

3) Phân loại thị trường mức độ can thiệp của nhà nước:

Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo không có sự hỗ trợ của chính phủ. Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo có sự hỗ trợ của chính phủ.

4) Phân loại thị trường theo qui mô, trình độ phát triển của cung, cầu: Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo tập trung.

Thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo phân tán.

Ngoài ra, tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường, người ta có thể kết hợp giữa các thuộc tính trong khái niệm thị trường năng lượng tái tạo để hình thành thêm các tiêu thức phân loại mới. Ví dụ, kết hợp giữa “Nơi và sản phẩm” có thể có các thị trường điện từ nguồn năng lượng tái tạo theo quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ.

1.1.2.3. Đặc điểm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Thị trường năng lượng nói chung được xây dựng dựa trên nhiều quy tắc của chính phủ, được đặc trưng bởi mức độ tích hợp dọc và kiểm soát nhà nước ở mức độ cao. Nhà nước thường can thiệp sâu rộng vào thị trường bằng các quyết định hành chính, bao gồm bảo hộ cho các doanh nghiệp Nhà nước và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, yêu cầu sự trung thành của khách hàng sử dụng năng lượng... Thực tế, hầu hết các thị trường năng lượng trên thế giới đều bị bóp méo.

Trên thị trường, sản phẩm năng lượng tái tạo vẫn đang bị lép vế khi cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng truyền thống. Cụ thể như:

1) Chính sách trợ cấp của các chính phủ cho nhiên liệu hóa thạch hiện nay khiến cho năng lượng tái tạo khó cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng truyền thống trên thị trường.

2) Khung pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển và đầu tư vào năng lượng tái tạo còn hạn chế. Năng lực thể chế hiện có chưa bao quát đầy đủ tất cả các khía cạnh từ thiết kế, phát triển đến triển khai dự án/dự án năng lượng tái tạo.

3) Thị trường vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm năng lượng tái tạo không hoàn hảo. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính hợp lý cho phát triển dự án.

4) Các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân địa phương, tổ chức tài chính và khách hàng tiềm năng chưa nhận thức và hiểu biết đầy đủ về lợi ích, chi phí và ứng dụng năng lượng tái tạo.

5) Thông tin về tiềm năng tài nguyên năng lượng tái tạo không đầy đủ.

6) Hạn chế về lựa chọn địa điểm và xây dựng, hệ thống truyền dẫn và kết nối tiện ích.

7) Cơ chế hợp tác quốc tế trong phát triển thị trường năng lượng tái tạo không đầy đủ, bao gồm chuyển giao công nghệ, thương mại và dòng tài chính.

phức tạp và phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 40 - 43)