Nội dung phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo theo các yếu tố cấu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tá

1.2.2. Nội dung phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo theo các yếu tố cấu

tố cấu thành

1.2.2.1. Gia tăng qui mô và đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng

Chủ thể chính trong phát triển thị trường SPNLTT gồm: Nhà nước, Hiệp hội năng lượng và Doanh nghiệp vì vậy nội dung khung phân tích phát triển thị trường SPNLTT sẽ được xây dựng xoay quanh 3 chủ thể chính này.

Đối với Nhà nước, để phát triển thị trường SPNLTT thì các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phải nghiên cứu xây dựng chính sách, lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển thị trường NLTT và SPNLTT nói chung và đối với mặt hàng sản phẩm điện NLTT nói riêng. Nội dung của phát triển thị trường SPNLTT của Nhà nước sẽ gồm có: (1) Củng cố các thị trường trọng điểm, truyền thống; khai phá các thị trường mới, tiềm năng; tìm kiếm các thị trường ngách khác; (2) Đa dạng hóa thị trường, chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa nhằm hạn chế tối đa nhập khẩu thiết bị để chủ động trọng sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT; Chọn lựa đối tác để đàm phán và kí kết các biên bản ghi nhớ, chuyển giao công nghệ; (3) Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa; (4) Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp; (5) Tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại quốc tế; (6) Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước; (7) Tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường.

Đối với Doanh nghiệp, nội dung phát triển thị trường SPNLTT dựa trên mô hình Ansoff (1957) bao gồm có 3 bước: (1) Xác định các sản phẩm và thị trường hiện tại của doanh nghiệp; (2) Xác định các sản phẩm và thị trường mới hay tiềm năng của

doanh nghiệp; (3) Xây dựng ma trận xác định vị thế và các định hướng chiến lược của doanh nghiệp cho các cặp sản phẩm – thị trường;

Đối với hiệp hội năng lượng, nội dung phát triển thị trường SPNLTT bao gồm: thực hiện chức năng làm cầu nối hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp và hàng hoá trong tranh chấp thương mại, hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường SPNLTT là quá trình biến đổi của các thành phần hay bộ phận cấu thành thị trường. Vì vậy, nội dung của phát triển thị trường SPNLTT là phát triển các yếu tố cấu thành thị trường.

Thực tế, trong lịch sử phát triển sản xuất và tiêu dùng SPNLTT theo mô hình tự cấp, tự túc, các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo đã không được khai thác hiệu quả. Khi nền kinh tế thị trường phát triển với sự tham gia tích cực của Nhà nước, các nguồn năng lượng tái tạo đã từng bước được khai thác ở quy mô công nghiệp từ đó thúc đẩy phát triển SPNLTT trên thị trường.

Nhiều nguồn NLTT đã được khai thác rộng rãi và đáp ứng tốt nhu cầu cả trong sản xuất và tiêu dùng như năng lượng sinh học tái tạo (gỗ, Sinh khối, cây năng lượng), địa nhiệt (sâu hoặc nông), năng lượng Mặt trời (Quang điện, nhiệt Mặt trời), Thủy điện và năng lượng Gió.

Nhu cầu năng lượng trên thế giới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh diễn ra trong những thập kỷ gần đây. Trong bối cảnh, các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt dự trữ và khí thải nhà kính tăng lên sẽ cần một sự thay đổi lớn từ cả về nguồn cung và nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong khi năng lượng hạt nhân hiện không có khả năng tăng thị phần khiêm tốn hiện tại, NLTT sẽ phải cung cấp cho hầu hết nhu cầu năng lượng trong tương lai. NLTT trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng từ 14% năm 2015 lên 63% vào năm 2050. Ở Việt Nam theo dự thảo Quy hoạch điện VIII (2022), tỷ trọng NLTT sẽ tăng từ 17-18,2% năm 2030 và 29-30% năm 2045.

Các tác động của Nhà nước và thị trường cần đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy ứng dụng của công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, gia tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, đảm bảo sự cân bằng giữa Cung - Cầu.

1.2.2.2. Gia tăng qui mô, mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ thoả mãn nhu cầu sử dụng SPNLTT trong nền kinh tế

Trên thị trường SPNLTT, nhu cầu thực tế của các hộ tiêu dùng, bao gồm cả doanh nghiệp và người dân là mục đích và động lực của sản xuất, là một căn cứ quan trọng để xác định khối lượng, cơ cấu, chất lượng SPNLTT được cung ứng ra thị trường. Doanh nghiệp mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ thỏa mãn nhu cầu sản phẩm hiện có ra thị trường mới. Việc mở rộng sản phẩm không chỉ là một loại SPNLTT mà có thể là một nhóm SPNLTT, trong đó sản phẩm tập chung là sản phẩm điện năng lượng tái tạo cần được thay đổi đôi chút để phù hợp với thị hiếu tại thị trường mới. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghiên cứu hiểu biết về thị hiếu thị trường mục tiêu, sự sáng tạo trong cách thức marketing thâm nhập thị trường.

Vì vậy, sự phát triển nhanh về số lượng, phạm vi và chất lượng của nhu cầu tiêu dùng SPNLTT sẽ thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, cung ứng và tạo ra sự phát triển chung của thị trường. Sản xuất quyết định tiêu dùng, nhưng quá trình phát triển Cầu trên thị trường là một hiện tượng khách quan do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội,… chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất. Lý thuyết của Keyns cho rằng, cùng với sự tăng lên của thu nhập là sự tăng lên của nhu cầu, sản xuất muốn phát triển phải tìm cách tăng Cầu, kích thích Cầu phát triển. Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các nhà sản xuất không còn định hướng sản xuất dựa trên khả năng có thể sản xuất, mà chuyển sang định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Trên thị trường SPNLTT, sự phát triển của nhu cầu phụ thuộc chặt chẽ vào thu nhập, mức giá và những lợi ích (sự thỏa mãn) mà SPNLTT mang lại cho khách hàng. Vì vậy, nâng cao thu nhập (cả từ phương diện nỗ lực của cá nhân và phương diện thực thi chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước) là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nhu cầu trên thị trường SPNLTT.

Ngoài ra, SPNLTT đã được người tiêu dùng dựa trên các công nghệ truyền thống nhưng ở qui mô nhỏ và chủ yếu dưới hình thức tự cấp, tự túc. Việc chuyển hóa qui mô tiêu dùng SPNLTT đó trở thành lượng cầu trên thị trường không chỉ phụ thuộc và khả năng tạo ra các sản phẩm phù hợp mà còn phụ thuộc vào chính sách, qui định liên quan đến tiêu dùng SPNLTT của Nhà nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGSẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOVÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 (Trang 48 - 50)