.14 Vị trí và phương pháp xử lý CTR sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề uất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 61 - 63)

Stt Địa phương Địa điểm xử lý Phương pháp xử lý

1. TP Bạc Liêu Bãi rác thị trấn Châu Hưng,

huyện Vĩnh Lợi Chôn lấp

2. Huyện Hịa Bình Bãi rác ấp 14 xã Vĩnh Mỹ B,

huyện Hịa Bình Đổ đống

3. Huyện Phước Long

Xử lý tại bãi rác tại thị trấn Phước Long

Đốt (Lị đốt cơng suất 500 kg/giờ) 4. Thị xã Giá Rai Bãi rác tại Phường Hợ Phịng Chôn lấp

b) Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Nguồn phát sinh: từ quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản.

Thành phần: là các phụ phẩm, phế phẩm có nguồn gốc hữu cơ từ q trình sản x́t như: đầu, da, vỏ, nợi tạng, xương, thịt vụn. Tổng khối lượng phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 61,5 tấn/ngày.

Hiện trạng thu gom, xử lý:

- Tất cả các cơ sở CBTS đều thực hiện thu gom, lưu giữ tại chỗ các loại CTR cơng nghiệp phát sinh từ q trình q trình sản xuất, hợp đồng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng trong khu vực thu gom, xử lý. Một số cơ sở khác tận thu bằng cách bán lại cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác: phân hữu cơ, y tế, ...

- CTR từ quá trình sản xuất được lưu giữ trong các thùng chứa khơng có nắp đậy, mùi hơi phát sinh từ q trình phân hủy các chất hữu cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động và mơi trường xung quanh.

Ngồi ra, bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải là nguồn thải có khối lượng phát sinh lớn và có khả năng gây ơ nhiễm cao. Theo quy định tại Thông tư 36:2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải cơng nghiệp được xếp vào nhóm * (Có khả năng là chất thải nguy hại). Theo đó, bùn thải từ cơ sở CBTS cần được tiến hành phân định ngưỡng nguy hại theo quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước), đồng thời gửi kết quả phân định về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu để được xác nhận, hướng dẫn biện pháp quản lý phù hợp.

Tuy nhiên, công tác thực hiện phân định ngưỡng nguy hại của bùn thải theo quy định gây tốn nhiều chi phí. Bên cạnh đó, với việc chưa được tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật dẫn đến đa số các cơ sở CBTS đều quản lý bùn thải từ quá trình xử lý nước thải dưới dạng chất thải cơng nghiệp thông thường.

c) Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở CBTS chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang, pin thải, ắc quy, dầu nhớt. Theo số liệu khảo sát thực tế của đề tài, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở CBTS khoảng 2.577 kg/năm.

Hiện trạng công tác thu gom, xử lý:

- Một số cơ sở hoạt động với quy mô sản xuất lớn, chất thải nguy hại phát sinh với khối lượng trên 600 kg/năm có đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời ký hợp đồng với các đơn vị có giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại để thu gom, xử lý. Một số cơ sở kể trên như: Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Âu Vững, Công ty TNHH Nigico, Nhà máy chế biến thủy sản Girimex, Nhà máy chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường. - Đối với các cơ sở hoạt động với quy mô nhỏ, chất thải nguy hại được thu gom chung với các loại chất thải sinh hoạt, chuyển giao cho các đơn vị thu gom rác sinh hoạt tại địa phương để xử lý.

- Kết quả thống kê khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở CBTS được trình bày trong bảng dưới:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề uất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)