4. Ý nghĩa của đề tài
3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản
3.4.1 Giải pháp phi cơng trình
3.4.1.1 Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các các cơ sở CBTS nằm trong khu dân cư di dời vào các khu sản xuất tập trung. Đặc biệt là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu đã đi vào hoạt động tại xã Hiệp Thành - Tp. Bạc Liêu.
- Hiện nay, tất cả 4/4 khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đều chưa được xây dựng hệ thống XLNT tập trung. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạng mục XLNT tập trung. Đây là cơ sở để thực hiện chính sách thu hút các cơ sở CBTS vào khu sản xuất tập trung.
- Sở TNMT trường phối hợp với Phòng TNMT cấp huyện cần thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ cán bộ quản lý môi trường/chủ cơ sở CBTS, tập trung vào các vấn đề môi trường đang còn tồn đọng:
Phổ biến kiến thức, tập huấn cơ bản về vận hành cơng trình xử lý chất thải, đảm bảo cán bộ quản lý môi trường tại các cơ sở CBTS có khả năng vận hành các cơng trình xử lý chất thải;
Trong q trình hoạt đợng, nếu có thay đổi về sản x́t (tăng cơng śt sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, …) thì các cơ sở CBTS cần liên hệ với Phòng TNMT huyện để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục môi trường liên quan.
Xây dựng mơ hình quản lý mơi trường cấp xã:
- Trên thực trạng các cơ sở CBTS hoạt động với quy mô nhỏ, nằm xen kẽ khu dân cư, cộng với lực lượng cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh/huyện cịn mỏng gây khó khăn trong cơng tác quản lý, giám sát. Trên cơ sở đó, đề tài đề x́t mơ hình quản lý mơi trường cấp xã như sau:
Hình 3.19 Mơ hình quản lý mơi trường cấp xã đến thơn/ấp
- Cán bộ chuyên trách môi trường cấp xã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hỗ trợ đắc lực cho cơ quan quản lý môi trường cấp huyện/tỉnh, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý môi trường cấp cơ sở.
- Cơ quan chính quyền cấp xã cần thiết lập và công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh các vấn đề liên quan đến môi trường. Thông qua đường dây này, cán bộ quản lý môi trường cấp xã tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân và phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên để kiểm tra, xử lý kịp thời.
UBND Xã
Cán bộ quản lý TNMT cấp xã
Trưởng thôn/ấp
Bảng 3.17 Chức năng của cán bộ quản lý TNMT cấp xã
Stt Các nhân, tổ chức Chức năng
1. Trưởng thôn/ấp
- Xây dựng danh sách các cơ sở CBTS hoạt động trên địa bàn;
- Phối hợp cán bộ TNMT xã, cơ quan quản lý môi trường cấp huyện, tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác BVMT.
2. Cán bộ chuyên môn TNMT xã
- Phối hợp với các trưởng thôn/ấp theo dõi, nắm bắt danh sách các cơ sở CBTS trên địa bàn;
- Giám sát hoạt động của các cơ sở, phát hiện các trường hợp xả thải gây ô nhiễm, báo cáo với cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh/huyện để kịp thời kiểm tra, xử lý.
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường cấp huyện/tỉnh trong kiểm tra công tác BVMT.
3.4.1.2 Thanh kiểm tra đáp ứng tuân thủ quy định pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở CBTS nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các cơ sở không tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường theo kết quả điều tra, thu thập thông tin của đề tài:
- Kiểm tra, kiểm sốt hoạt đợng xả nước thải không đạt quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Theo kết quả phân tích mẫu nước thải, có 32/46 cơ sở CBTS có mẫu nước thải nằm ngồi giới hạn cho phép, các thơng số vượt chuẩn từ 01 lần đến 32 lần so với QCVN 11-MT:2015/BTNMT.
- Theo kết quả điều tra thực tế của đề tài, có 32/53 cơ sở CBTS khơng hồn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý về mơi trường. Trước thực trạng đó, Sở Tài ngun và Mơi trường phối hợp với Phịng TNMT cấp huyện cần tổ chức các buổi kiểm tra, rà sốt hồ sơ pháp lý về mơi trường của các cơ sở CBTS.
- Xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường. Cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế và đình chỉ hoạt đợng đối với các cơ sở sản xuất vi phạm nhiều lần các quy định về bảo vệ môi trường.
Sở Tài nguyên và Mơi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường các huyện, thị xã, thành phố cùng cơ quan quản lý môi trường cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thực hiện chương trình kiểm sốt nguồn thải của các nhà máy, cơ sở hoạt động chế biến thủy sản. Tổ chức kiểm tra, rà sốt các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, lập danh sách các cơ sở để theo dõi, kiểm tra, đơn đốc và có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Yêu cầu các cơ sở sản xuất kê khai nguồn ô nhiễm (đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp phép kinh doanh, nhưng chưa thực hiện bản báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường).
Bắt buộc các cơ sở CBTS gây ô nhiễm môi trường phải lập phương án bảo vệ môi trường cho cơ sở mình.
Vận đợng, khuyến khích các cơ sở giảm thiểu ơ nhiễm bằng việc áp dụng thí điểm các chương trình như sản xuất sạch, sản xuất sạch hơn, đầu tư thay mới hệ thống máy móc và áp dụng ISO 14001.