Khái quát các quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 42)

pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tr-ớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Từ năm 1945 đến nay, các quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng đã ngày càng đ-ợc hoàn thiện hơn và xác định rõ hơn các quyền và nghĩa vụ tố tụng của Thẩm phán, ghi nhận nhất quán nguyên tắc độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử và từng b-ớc hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản khác của luật tố tụng dân sự nh- nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự v.v… Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong tố tụng dân sự có sự khác biệt trong từng thời kỳ, gắn liền với những thay đổi trong tổ chức hệ thống t- pháp n-ớc ta.

Trong thời kỳ 1945 - 1959, địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng

dân sự đ-ợc xác định trong Hiến pháp năm 1946 và các Sắc lệnh về tổ chức hệ thống Tòa án và luật tố tụng. Các văn bản pháp luật đầu tiên của n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận nguyên tắc độc lập xét xử "khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không đ-ợc phép can thiệp". Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 quy định rõ: "Các Thẩm phán không đ-ợc tự đặt ra luật lệ mà xử đốn" (Điều 83), "Tại phiên tịa Thẩm phán xét xử một mình" (thời kỳ này đã có phụ thẩm nhân dân nh-ng chỉ tham gia xét xử các vụ án hình sự). Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy t- pháp và luật tố tụng. Theo Sắc lệnh này, Tòa

án sơ cấp đổi tên thành Tòa án nhân dân huyện, Tòa án đệ nhị cấp đổi tên thành Tòa án nhân dân tỉnh, phụ thẩm nhân dân đổi tên thành Hội thẩm nhân dân. Sắc lệnh số 85 quy định khi xét xử, Hội thẩm nhân dân phải chiếm đa số trong Hội đồng xét xử; Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử cả dân sự và hình sự và có quyền biểu quyết bình đẳng với Thẩm phán. Hội đồng xét xử ở Tòa án nhân dân huyện và tỉnh gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; ở Tòa phúc thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Trong thời kỳ 1960 - 1981, Hiến pháp 1959 và Luật Tổ chức Tòa án

nhân dân năm 1960 tiếp tục ghi nhận nguyên tắc độc lập xét xử và quy định Tòa án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khi sơ thẩm, Tòa án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; tr-ờng hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và khơng quan trọng thì Tịa án nhân dân có thể xử khơng có Hội thẩm nhân dân. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 1981 khơng có thay đổi gì lớn về tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân cũng nh- về địa vị pháp lý của Thẩm phán.

Trong thời kỳ từ 1981 đến tr-ớc năm 2004, cùng với việc thực hiện

đ-ờng lối đổi mới toàn diện đất n-ớc, pháp luật tố tụng dân sự n-ớc ta có sự phát triển mạnh hơn so với các thời kỳ tr-ớc. Các văn bản pháp luật tố tụng có hiệu lực pháp lý cao lần l-ợt đ-ợc ban hành, quy định t-ơng đối tồn diện về trình tự, thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, đó là: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Các nguyên tắc cơ bản nh-: nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tiếp tục đ-ợc khẳng định. Những nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự cũng đ-ợc ghi nhận nh- nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ của đ-ơng sự, nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án. Tuy nhiên, các Pháp lệnh nói trên ch-a có điều luật quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng. Nhiều

quy định chỉ nêu một cách chung chung là "Tòa án" tiến hành mà đáng lẽ phải xác định rõ đó là quyền hạn của Thẩm phán. Hơn nữa, theo các Pháp lệnh này, đặc biệt là theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Tòa án (mà ẩn sau đó là Thẩm phán) có vai trị rất tích cực, chủ động trong quá trình giải quyết vụ án, thể hiện ở các quy định về việc điều tra vụ án dân sự, về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa dân sự; yếu tố tranh tụng trong các Pháp lệnh này rất mờ nhạt.

Nh- vậy, cho đến tr-ớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự tuy đã đ-ợc xác định và từng b-ớc đ-ợc hồn thiện, nh-ng nhìn chung cịn ch-a rõ ràng, cụ thể để Thẩm phán có thể độc lập và chủ động trong hoạt động xét xử của mình, đồng thời cũng ch-a thể hiện đúng vị trí, vai trị của Thẩm phán với t- cách là ng-ời tiến hành tố tụng trung tâm trong tố tụng dân sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 là b-ớc pháp điển hóa quan trọng pháp luật tố tụng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, góp phần khắc phục những v-ớng mắc, bất cập của các văn bản pháp luật tố tụng riêng lẻ tr-ớc đây, trong đó có những bất cập ở các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)