Quan hệ giữa Thẩm phán với những ng-ời tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Những ng-ời tham gia tố tụng tham gia vào hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của ng-ời khác hoặc hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án. Quan hệ giữa Thẩm phán với những ng-ời tham gia tố tụng thực chất là quan hệ giữa Tòa án với những ng-ời tham gia tố tụng, trong đó Thẩm phán là ng-ời tiến hành tố tụng đại diện cho Tòa án, quyết định và hành vi tố tụng của Thẩm phán đ-ợc thực hiện nhân danh Tòa án (trừ bản án nhân danh Nhà n-ớc). Những ng-ời tham gia tố tụng rất đa dạng, bao gồm đ-ơng sự, ng-ời đại diện của đ-ơng sự, ng-ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự, ng-ời làm chứng, ng-ời giám định, ng-ời phiên dịch. Luận văn đi sâu phân tích quan hệ tố tụng giữa Thẩm phán với hai chủ thể: đ-ơng sự và ng-ời bảo vệ quyền và lợi ích của đ-ơng sự, bởi hai mối quan hệ này thể hiện rõ nét nhất địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự.

Quan hệ giữa Thẩm phán với đ-ơng sự:

Khác với quan hệ pháp luật hành chính (mang tính chất mệnh lệnh – phục tùng), quan hệ tố tụng giữa Thẩm phán và đ-ơng sự chịu sự chi phối mạnh mẽ của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự và nguyên tắc đ-ơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh - các nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự. Mọi hoạt động tố tụng của Thẩm phán không đ-ợc xâm phạm đến quyền tự định đoạt của đ-ơng sự. Mối quan hệ giữa Thẩm phán và đ-ơng sự có sự biểu hiện khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau. ở các n-ớc thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, Thẩm phán đóng vai trị trọng tài, ra quyết định dựa trên chứng cứ của các bên đ-ơng sự cung cấp chứ khơng tự mình tìm ra các chứng cứ để làm rõ vụ án, các đ-ơng sự là những ng-ời chủ động trong tồn bộ q trình tố tụng; cịn ở các n-ớc thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thì ng-ợc lại. Tuy nhiên, dù ở hệ thống pháp luật nào, Thẩm phán đều có quyền ra các quyết định tố tụng và thực hiện các hành vi tố tụng có tính chất bắt buộc đối với đ-ơng sự, đ-ơng sự có nghĩa vụ phải chấp hành nh-ng có quyền khiếu nại các quyết định và hành vi đó, ví dụ: quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự…

Quan hệ giữa Thẩm phán với ng-ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự:

Việc tham gia tố tụng của ng-ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự (chủ yếu là luật s-) khơng những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự tr-ớc Tòa án mà còn là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án. Khi luật s- của cả hai bên đ-ơng sự đ-a ra những chứng cứ, lập luận để bảo vệ cho đ-ơng sự của mình thì Thẩm phán sẽ có nhiều cơ sở để cân nhắc và ra một phán quyết cơng minh, chính xác hơn so với tr-ờng hợp Thẩm phán quyết định mà không lắng nghe sự cọ xát, tranh luận giữa các ý kiến khác nhau.

Có thể nói trong tố tụng dân sự, vai trò của Thẩm phán và vai trò của luật s- "tỷ lệ nghịch" với nhau. Nếu Thẩm phán càng đóng vai trị chủ động trong tố tụng thì vai trị của luật s- càng mờ nhạt, vì khi đó Thẩm phán đã làm thay nhiều công việc của luật s- (nh- xác định các vấn đề cần chứng minh và các chứng cứ cần thu thập, tiến hành thu thập chứng cứ, hỏi đ-ơng sự, ng-ời làm chứng tại phiên tòa…). Các n-ớc thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có xu h-ớng đề cao vai trị chủ động của Thẩm phán, còn các n-ớc thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì ng-ợc lại. Có nhiều cơng việc trong tố tụng dân sự của Mỹ do luật s- hay th- ký tịa án tiến hành thì trong tố tụng dân sự Đức lại do Thẩm phán thực hiện, ví dụ: cân nhắc lịch làm việc của phiên tịa, bao gồm lệnh xuất trình chứng cứ trực tiếp của các bên và ng-ời làm chứng và xuất trình tài liệu; lấy lời khai các bên và ng-ời làm chứng, các luật s- chỉ thực hiện vai trò xen kẽ; đ-a ra những ghi chép về lời khai của ng-ời làm chứng; h-ớng dẫn việc đối chất giữa các bên) [48, tr. 112-113]. Tuy nhiên, dù là hệ thống pháp luật nào thì cũng khơng thể phủ nhận vai trò của luật s- đối với việc tìm ra sự thật của vụ án và nâng cao chất l-ợng xét xử của Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)