Về nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Những nội dung cơ bản của lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh

1.3.1. Về nguyên tắc

Do sản phẩm cuối cùng của hoạt động này là VBQPPL, nên lập Chƣơng trình phải tuân thủ 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL đƣợc quy

định tại Điều 5 của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, cụ thể là các nguyên tắc:

Một là, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của hệ

thống pháp luật: Xét dƣới góc độ lập Chƣơng trình, nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở chỗ, mọi vấn đề về chính sách của dự án luật, pháp lệnh đƣợc đề nghị đƣa vào Chƣơng trình phải đƣợc đánh giá, phân tích một cách kỹ lƣỡng, bảo đảm các chính sách sau khi đƣợc thông qua phải phù hợp với quy định của Hiến pháp cũng nhƣ các VBQPPL khác của hệ thống pháp luật; hoặc phải xác định đƣợc những vấn đề, nội dung không phù hợp với Hiến pháp và các VBQPPL khác để cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

Hai là, tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng:

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể, lập Chƣơng trình phải đƣợc thực hiện bởi những cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ những quy định về hình thức văn bản, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Ba là, bảo đảm tính minh bạch. Tính minh bạch trong việc lập Chƣơng

trình đƣợc thể hiện ở chỗ, các nội dung, số liệu là cơ sở lập Chƣơng trình phải có căn cứ và đúng đắn; đồng thời, kết quả lập Chƣơng trình phải đƣợc công khai để ngƣời dân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giám sát.

Bốn là, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ

thực hiện: Quá trình lập Chƣơng trình, các chủ thể có thẩm quyền phải đƣa ra các phƣơng án tối ƣu để bảo đảm các dự án luật, pháp lệnh khi đƣợc đƣa vào Chƣơng trình phải đƣợc triển khai trên thực tế; đồng thời, phải cân nhắc, lựa chọn phƣơng án để cụ thể hóa các chính sách vừa bảo đảm tiết kiệm, nhƣng vẫn đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu…

Năm là, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng,

không làm cản trở việc thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Vấn đề về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng

gắn với an ninh, chủ quyền quốc gia. Do đó, phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong quá trình lập Chƣơng trình; đồng thời dự án luật, pháp lệnh đƣợc đề nghị đƣa vào Chƣơng trình phải phù hợp, không xung đột với quy định của điều ƣớc quốc tế có liên quan.

Sáu là, bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý

kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức: Trong một số hoạt động, quy trình cụ thể, pháp luật quy định việc lấy ý kiến đối với một số khâu trong quy trình lập Chƣơng trình là thủ tục bắt buộc; trong từng khâu, trƣớc khi quyết định một vấn đề phải đƣợc đƣa ra thảo luận dân chủ; mọi ý kiến, kiến nghị của cơ quan, cá nhân liên quan đến lập Chƣơng trình phải đƣợc tiếp thu, giải trình một cách cụ thể, rõ ràng.

Bên cạnh các nguyên tắc chung nêu trên, do đặc thù nghị quyết của Quốc hội về Chƣơng trình chỉ có hiệu lực thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, đối với mỗi kỳ họp cụ thể của Quốc hội; trong mỗi khoảng thời gian cụ thể, lập Chƣơng trình sẽ đƣợc thực hiện dựa trên những nguyên tắc khác nhau. Do vậy, không có nguyên tắc riêng biệt có tính cố định đối với lập Chƣơng trình. Qua nghiên cứu về Chƣơng trình, một số nguyên tắc riêng biệt thƣờng đƣợc xác định cụ thể là:

Thứ nhất, nguyên tắc ƣu tiên: Theo đó, việc lập Chƣơng trình phải ƣu

tiên cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các dự án luật theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ; yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH; đồng thời, tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý của nhà nƣớc mà cần ƣu tiên đƣa vào Chƣơng trình các dự án cụ thể, nhƣ: quá trình lập Chƣơng trình năm 2019 đã ƣu tiên các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trƣờng, đầu tƣ, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp…

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Sản phẩn cuối cùng của lập Chƣơng trình là Chƣơng trình đƣợc ban hành và đƣợc thực thi trên thực tế. Do đó, cần tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan soạn thảo, thẩm tra trong cùng một thời điểm nhằm bảo đảm chất lƣợng, tiến độ soạn thảo và thẩm tra dự án, đảm bảo tính ổn định của Chƣơng trình sau khi đƣợc Quốc hội thông qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)