8. Bố cục của luận văn
2.1. Thực tiễn quy trình lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
2.1.1. Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
Thực hiện Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, hằng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, các bộ, cơ quan có văn bản đề xuất các nội dung thuộc lĩnh vực công tác của bộ, cơ quan để đƣa vào chƣơng trình công tác của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong năm, trong đó có nội dung về tổng kết việc thi hành pháp luật liên quan và trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh... hoặc căn cứ vào thực trạng quan hệ xã hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phân công bộ, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có liên quan. Sau khi đề xuất của bộ, cơ quan đƣợc Chính phủ đồng ý và đƣa vào chƣơng trình công tác hoặc Thủ tƣớng Chính phủ phân công, các bộ, cơ quan sẽ tiến hành các hoạt động có liên quan nhƣ: tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội... để báo cáo Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.
Trên cơ sở xem xét báo cáo của các bộ, cơ quan, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ sẽ quyết định có hay không việc triển khai việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Không phải mọi hoạt động tổng kết việc thi hành pháp luật kể cả do bộ cơ quan đề xuất hay do Thủ tƣớng Chính phủ phân công đều
đƣa đến việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Do đó, nếu bộ, cơ quan đề xuất đƣa vào chƣơng trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cả hoạt động tổng kết việc thi hành pháp luật và trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh về một vấn đề thì thời điểm thực hiện các nhiệm vụ này là khác nhau trong chƣơng trình công tác của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.
Chƣơng trình công tác của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ là cơ sở để các bộ, cơ quan triển khai các hoạt động lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh nhƣ: xây dựng Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (trình Chính phủ); báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị; lấy ý kiến và tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức; xây dựng đề cƣơng dự thảo luật, pháp lệnh, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và gửi Bộ Tƣ pháp để thực hiện thẩm định.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, hằng năm (thƣờng bắt đầu từ tháng 6), Bộ Tƣ pháp đều có văn bản gửi các bộ, cơ quan về việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để đề xuất đƣa vào Chƣơng trình của năm kế tiếp (nhƣ, tháng 6 năm 2019 đã bắt đầu triển khai việc lập đề nghị của Chƣơng trình năm 2021), đồng thời đề nghị các bộ, cơ quan gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tƣ pháp để thẩm định trƣớc khi trình Chính phủ xem xét thông qua.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các bộ, cơ quan, Bộ Tƣ pháp thực hiện việc thẩm định theo quy định; bộ, cơ quan lập đề nghị nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị trƣớc khi trình Chính phủ. Chính phủ tổ chức phiên họp để xem xét các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do các bộ, cơ quan trình và ra nghị quyết về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với các chính sách đã đƣợc thông qua. Thông thƣờng, không có quá nhiều đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh cùng đồng thời đƣợc đƣa vào một chƣơng trình phiên họp của Chính phủ; trƣờng hợp để bảo đảm tiến độ lập đề
nghị của Chính phủ, Chính phủ có thể tổ chức các phiên họp chuyên đề để cho ý kiến đối với nhiều đề nghị.