8. Bố cục của luận văn
3.2. Về giải pháp
3.2.4. Bảo đảm một số điều kiện cần thiết khác cho hoạt động lập Chƣơng
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Phân công đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh một cách hợp lý cho mỗi
bộ, cơ quan: Hoạt động lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ
quan bao gồm một chuỗi các hoạt động có tính liên tục, nối tiếp nhau, trong đó có nhiều nội dung có tính chất chuyên sâu, phức tạp, nhƣ: tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách… Để bảo đảm hoạt động này đƣợc thực hiện có chất lƣợng, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính
phủ, các bộ, cơ quan cần có sự quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện. Do đó, khi phân công, giao các bộ, cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cần căn cứ yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với ngành, lĩnh vực cụ thể, mức độ ƣu tiên của yêu cầu quản lý nhà nƣớc và khả năng thực hiện của các bộ, cơ quan; hạn chế giao một bộ, cơ quan cùng một thời điểm lập đề nghị xây dựng nhiều dự án luật, pháp lệnh, nhất là những dự án xây dựng mới hoặc dự án thay thế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách của nhà nước về các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội: Pháp luật là sự cụ thể hóa chính sách của nhà nƣớc.
Một trong những điểm mới của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đó là quy định về việc xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách trong quá trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Để bảo đảm việc hoạch định chính sách cũng nhƣ việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không bị chồng chéo, trùng dẫm về chính sách thì cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách nhằm:
Thứ nhất, bảo đảm mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đều đƣợc cụ thể
hóa thành chính sách của nhà nƣớc, qua đó để cụ thể hóa thành các quy định của pháp luật. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách của nhà nƣớc là cơ sở để bảo đảm các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đều đƣợc nhà nƣớc tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện.
Thứ hai, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách để bảo đảm các chính
sách đều đƣợc cụ thể hóa và đi vào cuộc sống. Thông qua việc cụ thể hóa thành các quy định của pháp luật và đƣợc tổ chức thực hiện trong thực tế sẽ giúp kiểm nghiệm, đánh giá về sự đúng đắn, hợp lý của chính sách, qua đó kịp thời có sự điều chỉnh nếu chính sách đƣa ra không phù hợp.
Thứ ba, pháp luật ra đời trên cơ sở những chính sách; mỗi nội dung của
thể. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách là cơ sở để bảo đảm, hạn chế sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật do đƣợc xây dựng, ban hành dựa trên cơ sở, nội dung của cùng một chính sách.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ của cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) cho việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ
công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh: Để hoạt động lập Chƣơng
trình bảo đảm chất lƣợng đòi hỏi rất nhiều quy trình, thủ tục khác nhau, một trong những quy trình đó là việc thu thập số liệu liên quan đến kết quả thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh; thu thập ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân… để hình thành dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác xây dựng chính sách trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Hiện nay, thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh còn đƣợc thu thập thông qua các cách thức, hình thức khá thủ công; thiếu chính xác, mang tính chủ quan của bộ, cơ quan chủ trì lập đề nghị mà thiếu sự kiểm chứng khách quan.
Với bản chất dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ƣu hóa quy trình, phƣơng thức làm việc… cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tạo cơ hội cho việc thu thập thông tin, số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, qua đó hình thành nên những hệ thống dữ liệu tổng hợp làm cơ sở để các bộ, cơ quan sử dụng để đề xuất những chính sách, quy định một cách hợp lý nhất. Do đó, thời gian tới Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ, cơ quan có liên quan cần sớm tham mƣu vận dụng những thành quả của cuộc cách mạng 4.0 để hình thành nên những công cụ, phƣơng tiện, cách thức… cụ thể, phục vụ hoạt động lập Chƣơng trình nói riêng cũng nhƣ hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động lập Chương trình: Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi các quy định liên quan đến kinh phí để bảo đảm cho hoạt động lập Chƣơng trình; tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi dự án khác nhau mà mức kinh phí đƣợc giao để thực hiện cần có sự điều chỉnh, phân bổ khác nhau, theo đó: cần tăng định mức phân bổ đối với các dự án luật mới và luật thay thế do tính chất phức tạp, cần đánh giá, phân tích mới đối với toàn bộ các yếu tố có liên quan (trong khi đó, định mức phân bổ hiện tại không có sự chênh lệch nhiều so với dự án sửa đổi, bổ sung).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên đây là một số giải pháp vừa có tính trƣớc mắt, vừa có tính lâu dài; vừa mang tính chỉ đạo, hành chính, vừa mang tính pháp lý nhằm khắc phục triệt để, toàn diện những hạn chế trong việc lập Chƣơng trình. Trong thời gian tới, cần chú trọng kiểm soát chất lƣợng Chƣơng trình nhằm góp phần hiện thực hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các quy định và tinh thần của Hiến pháp 2013; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp của hệ thống pháp luật với thực tiễn cuộc sống; qua đó bảo đảm tính thƣợng tôn và hiệu quả của pháp luật trong đời sống xã hội, tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng, minh bạch trong quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ trong bảo đảm quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp.
Việc áp dụng đồng bộ những giải pháp nêu trên chính là một trong những hƣớng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc lập Chƣơng trình trong tình hình mới, đƣa việc lập Chƣơng trình thực sự trở thành quy trình có tính then chốt trong toàn bộ quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật của đất nƣớc, phù hợp với những yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam và hội nhập kinh tế, quốc tế.
KẾT LUẬN
Lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh là hoạt động đầu tiên của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, có vai trò, quyết định đối với toàn bộ quá trình xây dựng, hình thành nên những quy định cụ thể của luật, pháp lệnh. Một hệ thống pháp luật có đƣợc vận hành thông suất ổn định, kịp thời đƣợc điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, những chính sách của nhà nƣớc và những cam kết, thông lệ quốc tế hay không phụ thuộc vào hoạt động tham mƣu, đề xuất chính sách, ban hành luật, pháp lệnh của các chủ thể có thẩm quyền, đặc biệt là Chính phủ, các Bộ, cơ quan.
Trong thời gian qua, việc lập Chƣơng trình đã có nhiều đổi mới và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, là cơ sở để chuyển hƣớng từ xây dựng thể chế sang hoàn thiện và tổ chức thực thi thể chế. Thực tế cho thấy, lập Chƣơng trình đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và ngày càng đẩy mạnh; công tác chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, ngành đƣợc tăng cƣờng. Hoạt động đề nghị xây dựng luật của đại biểu Quốc hội lần đầu tiên đƣợc thực hiện trong lịch sử lập pháp của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế chƣa đƣợc khắc phục nhƣ: việc điều chỉnh Chƣơng trình còn nhiều, chất lƣợng một số hồ sơ còn chƣa bảo đảm theo yêu cầu, kỷ cƣơng, kỷ luật trong quá trình thực hiện còn chƣa nghiêm… Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các bộ, cơ quan cần chú trọng hơn nữa tới công tác đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của mình; tăng cƣờng hơn nữa trong việc phối hợp đảm bảo thƣờng xuyên, chặt chẽ với các bộ, cơ quan hữu quan để thực hiện tốt chức năng giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ trong công tác đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục đƣợc đổi mới hoạt động để nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả hoạt động lập pháp, bảo đảm các quyết nghị đƣa ra là cơ sở, căn cứ để hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Văn kiện của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam đến năm 2010.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
4. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vệt Nam năm 1959. 5. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vệt Nam năm 1980.
6. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001.
7. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 8. Luật tổ chức Quốc hội năm 1960.
9. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014.
10.Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1981.
11.Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. 12.Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
13.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 1996.
14.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 2008.
15.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
16.Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chƣơng trình của Quôc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007) và năm 2003.
17.Nghị quyết số 89/2015/QH13 về điều chỉnh Chƣơng trình nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chƣơng trình năm 2016.
18.Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29/7/2016 về điều chỉnh chƣơng trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2016 và Chƣơng trình năm 2017.
19.Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 về Chƣơng trình năm 2018 và điều chỉnh Chƣơng trình năm 2017.
20.Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
21.Nghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 08/6/2018 về Chƣơng trình năm 2019 và điều chỉnh Chƣơng trình năm 2018.
22.Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 về Chƣơng trình năm 2020 và điều chỉnh Chƣơng trình năm 2019.
23.Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
24.Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
25.Thông tƣ số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế.
26.Thông tƣ số 338/2016/TT-BTC ngày 20/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nƣớc bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B- Sách tham khảo, tạp chí; đề tài; luận văn, luận án
27. GS.TSKH. Đào Trí Úc (2015), Giáo trình Nhà nước Pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
28.GS.TSKH. Đào Trí Úc – PGS. TS. Vũ Công Giao (2015), Vận động
chính sách công - Lý luận và thực tiễn, NXB Lao Động.
29.Bộ Tƣ pháp (2015), Những quy định mới của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, NXB Tƣ pháp.
30.Trần Văn Duy (2015), Một số vấn đề về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.
31.Thiên Ấn – Hà Nam (2015), Tìm hiểu Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia.
32.Bộ Tƣ pháp (2008), Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng
cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tƣ pháp.
33.TS. Lƣu Kiếm Thanh (2006), Xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, NXB Lao động.
34.Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2004), Kỷ yếu Hội thảo sáng kiến pháp luật và việc chuẩn bị Chương trình.
35.Từ điển Tiếng Việt (2005), NXB Từ điển Bách Khoa.
36.Viện ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt (2006), NXB Đà Nẵng.
37.Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội.
38.Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (1994), NXB Khoa học xã hội, Trung tâm từ điển học.
39.PGS.TS Đỗ Phú Hải (2016), “Điểm mới về quy trình chính sách trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Ban hành VBQPPL năm
2015”, Tạp Chí Tổ chức nhà nước (số 5), tr 58-62.
40.Trần Hồng Nguyên (2002), “Thực hiện Chƣơng trình”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (số 2), tr 61-64.
41.Bùi Xuân Phái (2014), “Kiến nghị hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 10), tr 46-50.
42.Hoàng Văn Tú (2013), “Lập Chƣơng trình xây dựng luật pháp lệnh của Quốc hội – Bƣớc đầu tiên thực hiện quyền sáng kiến pháp luật”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật (số 6).
43.Hoàng Minh Hiếu, Trần Thị Ninh (2009), “Tiêu chí xem xét, đánh giá Chƣơng trình”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 7), tr 25-34.
44. Nguyễn Tƣ Long (2010), “Mối quan hệ giữa việc thực hiện sáng kiến lập pháp với Chƣơng trình”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 13), tr 21- 27.
C- Các báo cáo thống kê; văn bản hành chính
45.Chính phủ (2018), Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018.
46.Tổng Thƣ ký Quốc hội (2018), Thông báo số 2231/TB-TTKQH ngày 25/9/2018 về Kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 27.
47.Chính phủ (2018), Tờ trình số 43/TTr-CP ngày 28/02/2018 về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2019; điều chỉnh Chương trình
năm 2018.
48.Chính phủ (2017), Tờ trình số 78/TTr-CP ngày 10/3/2017 về Đề nghị