Thực tiễn việc kiểm soát lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 54)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Thực tiễn việc kiểm soát lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh

lệnh

Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 không có quy định trực tiếp về kiểm soát việc lập Chƣơng trình, song có thể nhận thấy, hoạt động kiểm soát đƣợc thực hiện ở tất cả các khâu của quy trình lập Chƣơng trình, do nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau thực hiện và thông qua nhiều cách thức khác nhau; kết quả của hoạt động kiểm soát là các kết luận, kiến nghị, ý kiến đƣợc chủ thể thực hiện việc kiểm soát đƣa ra để các chủ thể khác tham khảo hoặc phải tuân thủ. Cụ thể:

- Về cách thức kiểm soát, tùy thuộc vào chủ thể mà việc kiểm soát có thể đƣợc thực hiện theo những cách thức khác nhau; một số cách thức cụ thể nhƣ: cho ý kiến; thẩm định, thẩm tra; xem xét, thảo luận, thông qua nội dung…

- Về chủ thể, việc kiểm soát đƣợc thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: Chính phủ, các chủ thể có thẩm quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (không phải là Chính phủ), UBTVQH, Quốc hội… và nhân dân. Việc có nhiều chủ thể bảo đảm hoạt động kiểm soát đƣợc khách quan, chất lƣợng thông qua việc “kiểm soát chéo” giữa các chủ thể.

- Xét trong từng khâu của quy trình lập Chƣơng trình: Các hoạt động mang tính chất kiểm soát đƣợc thực hiện ở các khâu nhƣ: lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; thẩm tra đề nghị; lập dự kiến Chƣơng trình và xem xét, thông qua Chƣơng trình.

Nhƣ vậy, xét về tổng thể, không có chủ thể nào thực hiện việc kiểm soát đối với toàn bộ quá trình lập Chƣơng trình. Tuy nhiên, việc kiểm soát từng khâu đã đƣợc thực hiện ở mức độ nhất định; đồng thời thông qua các hoạt động cụ thể, các chủ thể có liên quan đã thực hiện việc kiểm soát “chéo” đối với hoạt động của nhau. Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận, do không có một

chủ thể có thẩm quyền kiểm soát toàn bộ quá trình sẽ dễ dẫn đến những “tác động” nhằm thay đổi bản chất, nội dung của đề nghị ở từng khâu cụ thể.

2.3. Thực tiễn việc xử lý vi phạm trong quá trình lập Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh

Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 không có quy định riêng về việc xử lý vi phạm trong lập Chƣơng trình, pháp luật; nếu coi lập Chƣơng trình nhƣ hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL thông thƣờng thì có thể áp dụng quy định về việc xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật [15, khoản 2 Điều 162] để xử lý. Trên thực tế, yêu cầu về việc xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm đã đƣợc các đại biểu Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ đặt ra không ít lần, song để hình thành đƣợc cơ chế xử lý cũng nhƣ thực hiện việc xử lý trên thực tế là không phải dễ dàng, bởi:

Để thực hiện việc xử lý vi phạm cần thực hiện việc giám sát, kiểm soát đối với từng khâu trong quy trình lập Chƣơng trình, qua đó để kịp thời phát hiện khâu nào, chủ thể nào thực hiện sai quy định làm căn cứ, cơ sở cho việc xử lý. Do không có quy trình riêng về việc xử lý vi phạm, cũng nhƣ không có các tiêu chí cụ thể để đánh giá việc lập Chƣơng trình nên việc xem xét vi phạm cần phải bám sát vào các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể có liên quan trong từng khâu cụ thể theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.

Xử lý về mặt chính trị: Lập Chƣơng trình xét về bản chất là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc và cơ bản đƣợc tiến hành bởi chủ thể là cơ quan nhà nƣớc. Chính điều đó dẫn đến việc coi trọng mặt chính trị (xem xét kiểm điểm, đánh giá tín nhiệm…) trong việc xử lý vi phạm của các chủ thể có liên quan hơn mặt pháp lý. Để xử lý về mặt chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm

của các bộ, cơ quan và ngƣời đứng đầu các bộ, cơ quan trong công tác xây dựng pháp luật nói chung.

Xử lý về mặt pháp lý: Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với cơ quan nhà nƣớc thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc giao thì bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan mà không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính [24, Điều 1]… Các chủ thể có hành vi vi phạm cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh đó (ví dụ: tội cố ý làm lộ bí mật nhà nƣớc; vô ý làm lộ bí mật nhà nƣớc…).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)