-Những bảo đảm để ngời bào chữa thực hiện các quyền tố tụng.

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 78)

5) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngời thân thích của những ngời này hoặc từ

2.3.1 -Những bảo đảm để ngời bào chữa thực hiện các quyền tố tụng.

Những bảo đảm về mặt lập pháp để ngời bào chữa thực hiện các quyền tố tụng của họ có thể đợc ghi nhận dới dạng các nguyên tắc chung của hoạt động tố tụng hình sự hoặc dới dạng trách nhiệm của các chủ thể khác hoặc dới dạng các quyền cụ thể của ngời bào chữa trong các hoạt động tố tụng cụ thể. Xem xét các qui định của BLTTHS năm 2003 có thể nhận thấy các bảo đảm đó bao gồm:

+ Các nguyên tắc:

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4); - Xác định sự thật của vụ án (Điều 10);

- Bảo đảm quyền bào chữa của ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11); - Trách nhiệm của cơ quan, ngời tiến hành tố tụng (Điều 12);

- Bảo đảm sự vô t của những ngời tiến hành hoặc ngời tham gia tố tụng (Điều 14);

- Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16); - Bảo đảm quyền bình đẳng trớc Toà án (Điều 19);

- Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 25);

- Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 31)…

+ Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa trong thời hạn luật định.

+ Qui định cụ thể thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại (Điều 329). + Trách nhiệm gửi bản kết luận điều tra cho ngời bào chữa (Điều 162). + Trách nhiệm thông báo của Viện kiểm sát cho ngời bào chữa (Điều 166). + Trách nhiệm giao quyết định của Toà án cho ngời bào chữa (Điều 182).

+ Trong quá trình xét xử tại phiên toà ngời bào chữa đợc hỏi những ngời tham gia tố tụng khác, có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đa ra đề nghị cửa mình; Kiểm sát viên phải đa ra những lập luận đối với từng ý kiến. Ngời tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của ngời khác. Chủ toạ phiên toà không đợc hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những ngời tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến. Chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đối đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của ngời bào chữa mà…

những ý kiến đó cha đợc Kiểm sát viên tranh luận (Điều 218).

+ Khi nghị án chỉ đợc căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã đợc thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, ngời bào chữa và những ngời tham gia tố tụng khác tại phiên toà (khoản 3 Điều 222)

+ Quyền đợc trả thù lao.

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w