Điều kiện về thủ tục:

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 46)

Chơng II: Địa vị pháp lý của ngời bào chữa theo pháp luật hiện hành

2.1.2- Điều kiện về thủ tục:

Những điều kiện về chủ thể chỉ là những điều kiện cần để luật s ; ngời đại diện hợp pháp của ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân có thể tham gia bào chữa cho ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Để thực sự đợc tham gia vụ án hình sự với t cách là ngời bào chữa thì những ngời này còn phải đáp ứng những điều kiện về mặt thủ tục- điều kiện đủ để họ trở thành ngời bào chữa trong vụ án hình sự.

Những điều kiện về mặt thủ tục bao gồm:

1- Đợc ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hoặc ngời đại diện hợp pháp của họ lựa chọn (nhờ);

- Hoặc đợc Văn phòng luật s cử theo phân công của Đoàn luật s hoặc đợc Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử khi các Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu trong các trờng hợp: Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đợc qui định tại Bộ luật hình sự; Bị can, bị cáo là ngời cha thành niên, ngời có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất

mà bị can, bị cáo hoặc ngời đại diện hợp pháp của họ không mời ngời bào chữa và đợc bị can, bị cáo ngời đại diện hợp pháp của họ đồng ý (không có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa).

2- Đợc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận bào chữa.

* Về quyền lựa chọn ngời bào chữa của bị can, bị cáo, hoặc ngời đại diện hợp pháp của họ, Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hớng dẫn cụ thể nh sau:(1)

+ Đối với bị can, bị cáo là ngời cha cha thành niên, ngời có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và ngời đại diện hợp pháp của họ đều có quyền đợc lựa chọn ngời bào chữa;

+ Đối với bị can, bị cáo là ngời từ đủ mời tám tuổi trở lên, không có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì chỉ họ mới có quyền lựa chọn ngời bào chữa; trong trờng hợp ngời thân thích của họ hoặc ngời khác lựa chọn (nhờ) ngời bào chữa cho họ thì cần phân biệt nh sau:

- Nếu việc lựa chọn (nhờ) ngời bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc uỷ quyền) của bị can, bị cáo thì Toà án xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa để ngời bào chữa thực hiện việc bào chữa.

- Nếu việc lựa chọn (nhờ) ngời bào chữa cha có sự đồng ý (hoặc uỷ quyền) của bị can, bị cáo thì Toà án yêu cầu ngời thân thích của bị can, bị cáo hoặc ngời khác thực hiện việc lựa chọn ngời bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo. Toà án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc ngời thân thích của họ hoặc ngời khác đã lựa chọn (nhờ) ngời bào chữa cho họ và hỏi có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Toà án xem xét cấp giấy

chứng nhận bào chữa để ngời bào chữa thực hiện việc bào chữa.

* Về các trờng hợp cử ngời bào chữa theo yêu cầu của các Cơ quan tiến hành tố tụng, Nghị quyết 03 hớng dẫn cụ thể nh sau(1):

(1) Xem mục 2 phần II Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2-10-2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

+ Trờng hợp khi phạm tội ngời phạm tội là ngời cha thành niên, nhng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mời tám tuổi thì họ không thuộc trờng hợp qui định tại điểm b khoản 2 điều 57 của BLTTHS.

+ Trờng hợp bị can, bị cáo, ngời đại diện hợp pháp của họ không mời ngời bào chữa và theo yêu cầu của Toà án, Văn phòng luật s đã cử ngời bào chữa cho họ hoặc Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử bào chữa viên nhân dân cho thành viên của tổ chức mình thì Toà án phải thông báo cho bị can, bị cáo và ngời đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là ngời cha thành niên, ngời có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể đợc ghi trong quyết định đa vụ án ra xét xử.

+ Trớc khi mở phiên toà bị can, bị cáo, ngời đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa thì ngời có yêu cầu phải làm văn bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu. Trong trờng hợp họ trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì phải lập biên bản ghi rõ lý do của yêu cầu và ngời có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa đợc giải quyết nh sau:

- Trờng hợp yêu cầu thay đổi ngời bào chữa thì Thẩm phán đợc phân công làm chủ toạ phiên toà căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 56 của BLTTHS, hớng dẫn của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho ngời yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì yêu cầu Đoàn luật s phân công Văn phòng luật s đã cử ngời khác bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

- Trờng hợp yêu cầu từ chối ngời bào chữa thì vẫn tiến hành triệu tập ngời bào chữa đã đợc cử tham gia phiên toà theo thủ tục chung. Nếu tại phiên toà mà họ vẫn tiếp tục có yêu cầu từ chối ngời bào chữa thì Hội đồng xét xử xem xét.

(1) Xem mục 3 phần II Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2-10-2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

+ Tại phiên toà bị can, bị cáo, ngời đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên toà. Yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa đợc giải quyết nh sau:

- Trờng hợp yêu cầu thay đổi ngời bào chữa thì Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 56 của BLTTHS, hớng dẫn của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì thông báo cho ngời có yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên toà và Thẩm phán đợc phân công làm chủ toạ phiên toà thay mặt Hội đồng xét xử yêu cầu Đoàn luật s phân công Văn phòng luật s đã cử ngời khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

- Trờng hợp yêu cầu từ chối ngời bào chữa (kể cả đã có yêu cầu từ chối ngời bào chữa trớc khi mở phiên toà) thì Hội đồng xét xử cần phải giải thích cho họ biết ngời bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho ngời bào chữa do Toà án thanh toán.

Trong trờng hợp bị cáo là ngời cha thành niên, ngời có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất mà cả bị cáo và ngời đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối ngời bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của ngời bào chữa đã đợc cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối ngời bào chữa còn ngời đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối hoặc chỉ có ngời đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối ngời bào chữa còn bị cáo không từ chối thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung có sự tham gia của ngời bào chữa đã đợc cử.

Tuy nhiên vấn đề quyền lựa chọn ngời bào chữa của ngời bị tạm giữ, ngời đại diện hợp pháp của ngời bị tạm giữ; vấn đề quyền yêu cầu thay đổi hoặc

từ chối ngời bào chữa đợc cử của họ cũng nh vấn đề yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngời bào chữa đợc cử theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng của bị can, ngời đại diện hợp pháp của họ ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố lại không đợc

Nghị quyết 03 hớng dẫn. Điều này sẽ gây không ít vớng mắc trong quá trình áp dụng qui định của BLTTHS về vấn đề này.

* Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa.

Theo qui định của BLTTHS những ngời có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa bao gồm:

- Thủ trởng cơ quan điều tra khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự; Phó Thủ trởng cơ quan điều tra khi đợc phân công điều tra vụ án hình sự(1);

-Viện trởng Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự; Phó Viện trởng Viện kiểm sát khi đợc phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự (2);

- Chánh án Toà án khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự; Phó Chánh án Toà án khi đợc phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự (3);

- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (4).

Nh vậy so với BLTTHS năm 1998, BLTTHS năm 2003 qui định chi tiết hơn về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa, đồng thời BLTTHS năm 2003 đã mở rộng phạm vi những ngời có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa. Đây là một trong những thuận lợi để ngời bào chữa tham gia tố tụng.

* Về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa.

BLTTHS 1988 không qui định về thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa dẫn đến tình trạng tuỳ tiện của các chủ thể có thẩm quyền theo luật định trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa.

Khắc phục hạn chế này BLTTHS năm 2003 đã qui định cụ thể: Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đợc đề nghị của ngời bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét,

( Xem điểm g khoản 2 và khoản 3 Điều 34 BLTTHS năm 2003. (2) Xem điểm k khoản 2 và khoản 3 Điều 36 BLTTHS năm 2003. (3) Xem điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 38 BLTTHS năm 2003. (4) Xem khoản 3 Điều 39 Điều 38 BLTTHS năm 2003.

cấp giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa thì phải nêu rõ lý do. Đối với trờng hợp tạm giữ ngời thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đợc đề nghị của ngời bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do(∗).

Những qui định này là một trong các đảm bảo về mặt lập pháp để ngời bào chữa kịp thời tham gia vào các giai đoạn tố tụng- đây là một điều kiện cần thiết để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của ngời bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Về giá trị của giấy chứng nhận bào chữa cũng có nhiều ý kiến tranh luận. Có ý kiến cho rằng giấy chứng nhận bào chữa đợc cấp ở giai đoạn tố tụng nào thì chỉ có giá trị trong giai đoạn đó, sang giai đoạn sau phải xin lại giấy chứng nhận bào chữa. ý kiến khác thì cho rằng với một giấy chứng nhận bào chữa, ngời bào chữa có thể tham gia từ thời điểm đợc cấp cho đến khi kết thúc phiên toà phúc thẩm. Cũng có ý kiến cho rằng với một giấy chứng nhận bào chữa, ngời bào chữa chỉ có thể tham gia từ thời điểm đợc cấp đến hết phiên toà sơ thẩm, nếu ngời bào chữa thực hiện quyền kháng cáo thì phải xin lại giấy chứng nhận bào chữa để đợc tham gia quá trình xét xử phúc thẩm.

Khi ngời bào chữa đợc cấp giấy chứng nhận bào chữa tại giai đoạn nào đó thì khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn đó nhất thiết phải xem xét xem ngời bào chữa có rơi vào trờng hợp không đợc bào chữa hay không, nếu không thì không cần thiết phải cấp lại giấy chứng nhận bào chữa mà chỉ cần một thủ tục đơn giản là chấp thuận để ngời bào chữa đợc tham gia giai đoạn đó. Trờng hợp ngợc lại thì ngời bào chữa không thể tiếp tục tham gia và đơng nhiên phải cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa khác nếu có.

Nếu cho rằng trong mọi trờng hợp khi chuyển sang giai đoạn tố tụng tiếp theo hoặc chuyển sang quá trình xét xử phúc thẩm đều phải làm lại thủ tục cấp

giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa là không phù hợp bởi lẽ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa hiện nay còn phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp. Nh vậy có thể khẳng định việc sớm ban hành Thông t hớng dẫn chi tiết về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngời bào chữa là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w