Hướng dẫn học sinh phân tích bài tốn để tìm cách giải.

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 (2022) (Trang 26 - 28)

Để học sinh tự tìm ra cách giải bài tốn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh

phân tích mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho( Bài tốn cho biết gì) với kết luận( Bài tốn hỏi gì)?. Từ đó suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của bài tốn có thể biết gì? có thể làm gì? phép tính đó có thể giúp ta trả lời câu hỏi của bài tốn khơng? trên có sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài tốn. Khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên chưa vội kết luận ngay mà nên khuyến khích để các em tự làm theo ý hiểu của mình.

Ví dụ 1: ( Bài 2- trang 18 - Toán 5)

Bài tốn này thuộc dạng tốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó đã học ở lớp 4.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề:

+ Bài tốn cho biết gì? ( Số lít nước mắm loại I nhiều hơn số lít nước mắm

loại II là 12l và số lít nước mắm loại I gấp 3 lần số lít nước mắm loại II)

+ Hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị số lít mắm loại I và loại II.

+ Muốn tìm số lít nước mắm loại I ta làm thế nào? + Muốn tìm số lít nước mắm loại II ta làm thế nào?

Sau khi học sinh đã phân tích đề tốn và vẽ được sơ đồ. Nhìn vào sơ đồ học sinh có thể tìm ra cách giải bài tốn như sau:

Bước 1: Tìm hiệu số phần bằng nhau. Bước 2: Tìm số lít nước mắm loại I. Bước 3: Tìm số lít nước mắm loại II.

Ví dụ 2: 10 người làm xong công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong

cơng việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? ( Mức làm của mỗi người như nhau)

( Bài 1- trang - 1 - Toán 5). - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề như sau:

+ Bài tốn cho biết gì?

+ Bài tốn hỏi gì ?. Muốn trả lời được câu hỏi của bài tốn thì cần biết những gì ?. Trong những điều ấy, cái gì đã biết, cái gì chưa biết?

Bài toán này thuộc dạng toán: " Bài toán liên quan đến rút về đơn vị " các

con đã được học ở lớp 3 và củng cố ở các bài toán của lớp 4. Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích đề tốn và tự tóm tắt được bài tốn rồi, tơi gợi mở để học sinh nhớ lại cách giải dạng tốn và tự tìm ra cách giải bài tốn như sau:

+ Muốn tìm số người để làm xong công việc trong 5 ngày, con phải làm như thế nào? Học sinh trả lời : Trước hết ta phải tìm số người làm xong cơng việc đó trong 1 ngày, rồi tìm số người làm xong cơng việc trong 5 ngày.

Tiếp theo, tôi yêu cầu học sinh thiết lập trình tự giải tốn- gọi học sinh

trình bày miệng. Học sinh nêu được cách giải bài toán như sau:

+ Bước 1: Tìm số người để làm xong cơng việc đó trong 1 ngày. + Bước 2 : Tìm số người để làm xong cơng việc đó trong 5 ngày.

Sau khi xác định được cách giải bài toán, giáo viên cho học sinh tìm câu lời

giải và phép tính tương ứng.

Với bài tốn trên , để kích thích khả năng tư duy của học sinh tơi có thể hỏi học sinh:

+ Tỉ số của 5 ngày so với 7 ngày thế nào? Học sinh trả lời là :7 5

+ Số người làm cơng việc đó trong 5 ngày là bao nhiêu?

Tiếp theo , học sinh thiết lập trình tự giải tốn theo cách " Tìm tỉ số" như sau: Cách 2:

+ Bước 1: Tìm tỉ số của 5 ngày so với 7 ngày.

+ Bước 2 : Tìm số người để làm xong cơng việc đó trong 5 ngày.

Ở bài tốn trên có thể giải theo cách " Rút về đơn vị" hoặc " Tìm tỉ số". Tuy nhiên tôi hướng dẫn học sinh chọn cách giải cho phù hợp.

Sau khi xác định được cách giải bài toán giáo viên cho học sinh tìm câu lời giải và phép tính tương ứng để thực hiện các bước giải bài tốn.

Đây chính là bước quan trọng, nó giúp các em phát triển khả năng diễn dạt, tư duy giải tốn. Chính vì vậy, với mỗi bài tốn, tơi đều cho nhiều học sinh nêu câu lời giải và phép tính tương ứng của mình để học sinh khác lắng nghe, nhận xét rồi ghi nhớ và lựa chọn cách giải ngắn gọn, phù hợp với từng bài toán.

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 (2022) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w