Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 62)

(Nguồn: NHNo&PTNT Thanh Trì - Báo cáo tổng kết qua các năm)[2]

Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm, tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm. Đặc điểm của nguồn vốn này là biến động mạnh, nhưng lại có ưu thế lãi suất huy động rẻ, góp phần hạ thấp lãi suất đầu vào của NHTM vì vậy Ngân hàng cần tích cực huy động nguồn tiền nhàn rỗi ngày thong qua tổ chức kinh tế, mở tài khoản tiền gửi, phát hành thẻ ...

Trong khi nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng có xu hướng tăng theo các năm chứng tỏ NHNo & PTNT Thanh Trì làm tốt công tác huy động vốn từ dân cư thông qua lãi suốt hợp lý, thương hiệu của ngân hàng và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Thực trạng huy động vốn phân theo kỳ hạn

□ Tiền gủi không kì hạn □ Tiền gửi có kì hạn

(Nguồn: NHNo&PTNT Thanh Trì - Báo cáo tổng kết qua các năm)[2]

Biểu đồ 2.1 cho thấy xu hướng tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng mạnh qua các năm Xu hướng này thể hiện thu nhập của người dân có tính ổn định. Các hình thức huy động của Ngân hàng cũng đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của các tầng lớp dân cư.

Qua phân tích tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh Trì, có thể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của chi nhánh để vừa đảm bảo nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, vừa khai thác các nguồn vốn rẻ một cách hợp lý nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.

2.1.3.2. Về hoạt động tín dụng

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và kế hoạch kinh doanh được NHNo&PTNT Việt Nam giao, những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì luôn đáp ứng đủ yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và Huyện Thanh Trì nói riêng.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So 2010/2009 Năm 2011 So 2011/2010 Tuyệt

đối % Tuyệtđối %

Tổng thu 160 199 39 124 329 130 165

Tổng chi 135 156 21 115 262 106 168

Lợi nhuận 25 43 18 172 67 24 155

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn

□ Dư nợ ngắn hạn □ Dư nợ trung hạn □ Dư nợ dài hạn

(Nguồn: NHNo&PTNT Thanh Trì - Báo cáo tổng kết qua các năm)[2]

Biểu đồ 2.2 cho thấy cơ cấu đầu tư phân theo loại vay đã thay đôi theo các năm: Tốc độ phát triển dư nợ ngắn hạn tăng khá nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, thể hiện tín dụng thương mại tăng nhanh, phù hợp với tính chất nguồn vốn huy động, cân đối giữa kì hạn của nguồn vốn và sử dụng vốn. Điều này cũng có nghĩa nhằm hạn chế rủi ro tăng nhanh vòng quay vốn phù hợp với nền kinh tế .

Mặc dù năm 2011, năm 2012 tỷ trọng cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh và tỷ trọng cho vay trung dài hạn có tăng hơn năm 2010 nhưng so với tỷ trọng cho vay vốn ngắn hạn vẫn còn thấp. Vì vậy dư nợ cho vay thường không được ổn định.

Nguyên nhân của tình hình trên là do:

- Đối với các dự án trung dài hạn lượng vốn tự có tham gia của doanh nghiệp, hộ SXKD thường tham gia một phần rất nhỏ không đáp ứng được quy định của Chính phủ, quy định của ngành ngân hàng.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, tài sản bảo đảm thế chấp thường chưa đủ điều kiện pháp lý để thế chấp vì doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Vì vậy giấy tờ về tài sản không đủ tính pháp lý.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thường khó khăn về lượng vốn tự có tham gia và tài sản bảo đảm không đủ đối với các dự án lớn. Việc thực hiện pháp lệnh thống kê, kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc. Số liệu phản ánh chưa chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính. Vì vậy ngân hàng rất khó đánh giá khi xem xét giải quyết cho vay.

-Việc tiếp cận những khách hàng lớn nắm giữ các ngành kinh tế chủ yếu của Nhà nước và có nhiều thế mạnh về ngoại tệ, tài chính thường có sự cạnh tranh rất lớn của nhiều tổ chức tín dụng có thế mạnh về công nghệ, con người Chi nhánh Trung Yên gặp nhiều khó khăn.

- Công tác tiếp thị được quan tâm nhưng chưa được đều khắp và thường xuyên tới các phòng, tổ trong cơ quan.

- Năng lực cán bộ tín dụng thẩm định dự án đầu tư còn hạn chế.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Trì

Cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng câo năng lực quản lý, điều hành, nhiều năm qua hoạt động của NHNo&PTNT Thanh Trì đã đạt được kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận của NHNo&PTNT Việt Nam giao.

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w