Quy trình tuyển lựa các cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 116)

Bước 1: Lựa chọn chính xác cán bộ tín dụng: Thông thường lựa chọn cán bộ tín dụng nên lấy những nhân viên có kinh nghiệm về xã hội và có khả năng giao tiếp tại chi nhánh đó là yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

Bước 2: Thực hiện đào tạo ngắn hạn tại Trường đào tạo cán bộ của

NHNo& PTNT Việt Nam kết hợp với quá trình công tác cùng đồng nghiệp cũ chính cán bộ của phòng công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm s ẽ đào tạo

Bước 3: Cho tiến hành thực hiện làm việc trong thực tế công việc bằng cách giao cho những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình làm việc này luôn luôn phải có sự hướng dẫn của cán bộ cũ và đồng thời đó cũng là những người theo dõi khả năng làm việc của những nhân viên mới.

Bước 4: Những cán bộ thoả mãn yêu cầu sẽ được giữ lại tiếp tục làm việc và những cán bộ không thoả mãn thì phải thực hiện sa thải hoặc chuyển công tác sang bộ phận khác phù hợp hơn.

Bước 5: Đối với những cán bộ có biểu hiện tốt và phù hợp với công việc nên tiến hành cho đào tạo dài hạn và cử đi học nước ngoài để có thể xây dựng những mô hình quản lý rủi ro mới cho ngân hàng trên cơ sở những kinh nghiệm học được.

Bước 6: Với những người có công và có biểu hiện tích cực, phù hợp có thể thăng chức phân công những vị trí quản lý.

Chọn lựa chính xác cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

Thông thường những cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nên lấy những nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng lâu vì những cán bộ quản lý rủi ro tín dụng không những cần kiến thức chuyên môn tốt mà còn cần có kinh nghiệm và độ nhạy bén trong cho vay.

Có chính sách động viên khuyến khích cán bộ tín dụng giỏi : như khen thưởng, cho đi tham quan học tập ...

3.2.2. Hoàn thiện các giải pháp xử lý rủi ro tín dung, nợ xấu, nợ đã xử lý

Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro của NHNo& PTNT Thanh Trì chiếm một tỷ trọng đáng kể và để lại một gánh nặng rất lớn đối với NHNo& PTNT Thanh Trì bởi nó gây ứ đọng một phần vốn không nhỏ, làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động của ngân hàng. Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ tồn đọng sẽ góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân

hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời giải quyết dứt điểm những khoản nợ tồn đọng tạo thêm nguồn vốn với chi phí thấp.

Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại đã xẩy ra. Đối với những khoản nợ xấu này, hầu như không còn khả năng thu hồi như dự kiến, vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp để xử lý kiên quyết.

Thứ nhất, phân tích khả năng, xây dựng kế hoạch thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, việc đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ là việc làm thường xuyên. Để làm tốt vấn đề này cần tập trung vào những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, chia theo các quí, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho từng cán bộ, từng chi nhánh.

- Tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng các giải pháp sau: Nâng cao hiệu quả của tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trên cơ sở phân tích từng khoản nợ, những nguyên nhân dẫn đến khoản nợ, tập hợp các giải pháp thu hồi nợ. Sau khi thực hiện phải có phân tích đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện các giải pháp, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý rủi ro.

- Đề nghị các có quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ì (kể cả việc khởi kiện)

Thứ hai, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

Sau khi phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, công việc tiếp theo là việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng. Để có thể thu hồi được các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý thì cần phải tiến hành các bước sau:

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách hàng trả nợ và giám sát kế hoạch trả nợ của khách hàng, khi khách hàng xuất hiện các nguồn thu phải bám sát, yêu cầu khách hàng trả nợ.

- Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp: khi khách hàng không có khả năng trả nợ như dự kiến ngân hàng cần tiến hành bán tài sản đảm bảo nợ vay hoặc chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đó.

- Đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo : Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng... để có tiền trả nợ tiền vay ngân hàng; Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Khởi kiện: Ngân hàng nên chủ động tiến hành các thủ tục khởi kiện ra tòa đối với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ tồn đọng sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưnh không thu hồi được nợ, nhất là đối với các trường hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu.

- Bộ phận xử lý của ngân hàng phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, giải thích rõ nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu.

- Bộ phận kiểm tra nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử

lý rủi ro theo kế hoạch. Trong quá trình này bộ phận kiểm tra nội bộ sẽ đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của tổ thu hồi nợ.

3.2.3. Tăng cường thực hiện kết hợp giữa bảo hiểm với tín dụngnhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

RRTD là hữu hiệu khách quan vốn có, không thể loại bỏ hoàn toàn trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần có nhiều phương pháp quản lý

RRTD mới, hiệu quả. Đối với những loại rủi ro không có khả năng điều tiết cần phải được chuyển, đẩy, san sẻ RRTD một cách hợp lý sang các công ty bảo hiểm.

Bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong xã hội hiện đại. các hình thức bảo hiểm càng phong phú đa dạng thì tổn thất đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội ngày càng ít đi. Khi nền kinh tế có bước phát triển

khá, các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đều có xu hướng kinh doanh đa năng, hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng - bảo hiểm, thì việc phối hợp các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tất yếu được đặt ra. Bảo hiểm có một

vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý RRTD của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn cho cả các nhà bảo hiểm. Ngân hàng sẽ

chuyển một phần rủi ro sang nhà bảo hiểm, từ đó có thể tập trung thời gian và nguồn lực vào việc trực tiếp cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, tạo ra nhiều thu nhập cho ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng tài sản có của ngân hàng gắn chặt với nhiều yếu tố kinh doanh của người vay, của thị trường đó là yếu tố cấu thành RRTD. Việc chuyển một phần rủi ro này cho nhà bảo hiểm đảm bảo độ tin cậy của người vay cao hơn, tạo tiền đề giảm thiểu RRTD cho ngân hàng và nâng cao chất lượng tài sản có của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng các loại hình bảo hiểm sau để nâng cao chất lượng quản lý RRTD: Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm trách nhiệm các loại, bảo hiểm nhân thọ với các chủ thể vay vốn, bảo hiểm bảo an tín dụng.

Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã triển khai mở rộng lĩnh vực kinh doanh đó là bảo hiểm (góp vốn chính vào công ty bảo hiểm) là công ty con trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để bán chéo sản phẩm và áp dụng bảo hiểm một cách thuận lợi cho khách hàng và ngân hang.

3.2.4. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro

Chấp hành tốt các quy định của NHNN về quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005; Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NH ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại khoản 1 Điều 6 là:

Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5%. Nhóm 3: 20%. Nhóm 4: 50%.

Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử

lý thì

được trích lập sự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R= max {0, (A - C)} * r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: giá trị của khoản nợ.

C: giá trị của tài sản bảo đảm. r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

3.2.5. Nâng cao chất lượng các bảo đảm tín dụng

Cho vay có tài sản đảm bảo và có sự quản lý tốt danh mục tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho

vay, hạn chế tổn thất của ngân hàng trong trường hợp các khoản vay quá hạn của khách hàng không trả được nợ, ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Chính vì vậy, chất lượng của tài sản bảo đảm, mà cụ thể là giá trị thị trường của tài sản bảo đảm tại thời điểm ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm sẽ có tính chất quyết định đến nguồn thu nợ của ngân hàng.

Đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm của các khoản nợ thuộc nhóm 5 sát với giá có thể bán được trên thị trường. Tài sản có thể bán được nhưng cần thời gian dài thì không được tính vào giá trị để loại trừ khi tính toán trích lập dự phòng rủi ro.

Tài sản bảo đảm, về bản chất tạo nguồn thu thư hai, khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời, nhằm bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp cho vay không cần có tài sản bảo đảm, do đó Chi nhánh cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng chính sách cho vay có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm mà ngân hàng yêu cầu không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ, mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến. Với các khách hàng khác nhau, mức độ rủi ro là khác nhau, ngân hàng có thể yêu cầu giá trị đảm bảo với tỷ lệ khác nhau so với số tiền cho vay. Đảm bảo có thể lớn hơn giá trị khoản cho vay, hoặc chỉ chiếm một phần như đảm bảo bằng số dư bù, bằng sổ lương, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

3.2.6. Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro

Để phù hợp với sự đa dạng hóa về nhu cầu vốn của khách hàng, quy mô cho vay, đối tượng vay vốn và khả năng kiểm soát của ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro. NHNo &PTNT Thanh Trì cần áp dụng nhiều phương thức cho vay, cụ thể là:

- Tiếp tục duy trì cho vay từng lần: cho vay từng lần là phương thức áp dụng cho khách hàng vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết, lập giấy nhận nợ.

Phương tức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của NHNo &PTNT Thanh Trì trong thời gian qua và đối tượng khách hàng là các nhân và hộ sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, NHNo &PTNT Thanh Trì cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từng lần vì các khoản vay này có độ an toàn cao và số lượng vay trên địa bàn khá lớn.

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này nên áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có uy tín trong quan hệ ngân hàng. Ngân hàng cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng nên tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay.

- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: Đây là hình thức cho khách hàng

vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và

đời sống. Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức

vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.

Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này

dễ kiểm soát việc sử dụng vốn, nên có thể hạn chế rủi ro.

- Phương thức cho vay theo dòng tiền: Phương thức này xác định dòng tiền ra và dòng tiền vào theo đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định rõ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Đây là một phương thức mới, giúp cho cán bộ tín dụng có cách nhìn mới với những thông tin rõ ràng, cụ thể, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, có căn cứ để xác định cho vay đúng thời điểm nảy sinh nhu cầu, đúng mục đích, đúng mức cho

toàn và đem lại hiệu quả cao, hạn chế và kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay hiện hành; Phát hiện sớm và đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời những vi phạm các cam kết,. nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ, những sai phạm, tiêu cực gây thất thoát vốn của cán bộ ngân hàng; giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo của Chi nhánh nắm bắt và đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, những tồn tại, khó khăn trong quá trình quản lý cho vay để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; Đưa ra các quyết định đúng

đắn trong việc mở rộng, thu hẹp hoặc dừng cho vay cho đến khi xử lý tài sản bảo

đảm, hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp đối với khách hàng được ki ểm tra. Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng:

Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng (tăng, giảm), trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng (trong hạn, nợ quá hạn, nợ liên vụ án), phân loại nhóm nợ của khách hàng (nhóm 1, nhóm 2...)

Đôn đốc khách hàng trả nợ theo lịch đã được thoả thuận giữa khách hàng và

ngân hàng, chậm nhất là 5 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, Chi nhánh

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w