Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của Ngânhàng

3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì

3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộtín dụng tín dụng

Có thể nói cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, là những người có vai trò quản

lý những khoản nợ, họ có vai trò phân tích, nhận định khoản vay có vấn đề. Cán bộ làm công tác tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định có nên cho vay hay không, do đó trình độ của cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác.

Chính vì vậy những cán bộ này cần là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt và khả năng phán đoán, xử lý tình huống. Trong đó có yêu cầu với các cán bộ phải:

Xác định rõ nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ và là yêu cầu bắt buộc với một ngân hàng. Chính vì vậy NHNo&PTNT Thanh Trì cần có các buổi thảo luận hoặc khoá học để nâng cao nhận thức của các cán bộ nhân viên - đặc biệt là CBTD, cán bộ thẩm định, cán bộ quản lý rủi ro...và các lãnh đạo phòng ban và cấp cao hơn cần nhận thức rõ về điều này để quản lý tốt RRTD nằm ở mức ngân hàng có thể chấp nhận được và đạt chuẩn quốc tế.

Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và tăng cường nhân lực cho Phòng kế hoạch và kinh doanh, đặc biệt là bộ phận quản lý rủi ro tín dụng.

Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là CBTD phải là cán bộ học chuyên ngành ngân hàng. Cử cán bộ cũ trực tiếp hướng dẫn kèm cặp cán bộ mới khi thẩm định cho vay. Việc đào tạo có thể tiến hành ngay trong trung tâm đào tạo của ngân hàng hoặc thuê các chuyên gia đào tạo. Đặc biệt đối với một bộ phận nhạy cảm như bộ phận kế hoạch kinh doanh thì cần có những cán bộ chuyên môn tốt có khả năng phân tích và xây dựng những mô hình phân tích,

Tuy nhiên, vị trí của các cán bộ tín dụng không thể là bất biến mà nó cũng cần có sự tuyển lựa và đào thải. Như mô hình dưới đây:

Tuyển nhân viên

Mô hình 3.1: Quy trình tuyển lựa các cán bộ tín dụng

Bước 1: Lựa chọn chính xác cán bộ tín dụng: Thông thường lựa chọn cán bộ tín dụng nên lấy những nhân viên có kinh nghiệm về xã hội và có khả năng giao tiếp tại chi nhánh đó là yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

Bước 2: Thực hiện đào tạo ngắn hạn tại Trường đào tạo cán bộ của

NHNo& PTNT Việt Nam kết hợp với quá trình công tác cùng đồng nghiệp cũ chính cán bộ của phòng công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm s ẽ đào tạo

Bước 3: Cho tiến hành thực hiện làm việc trong thực tế công việc bằng cách giao cho những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình làm việc này luôn luôn phải có sự hướng dẫn của cán bộ cũ và đồng thời đó cũng là những người theo dõi khả năng làm việc của những nhân viên mới.

Bước 4: Những cán bộ thoả mãn yêu cầu sẽ được giữ lại tiếp tục làm việc và những cán bộ không thoả mãn thì phải thực hiện sa thải hoặc chuyển công tác sang bộ phận khác phù hợp hơn.

Bước 5: Đối với những cán bộ có biểu hiện tốt và phù hợp với công việc nên tiến hành cho đào tạo dài hạn và cử đi học nước ngoài để có thể xây dựng những mô hình quản lý rủi ro mới cho ngân hàng trên cơ sở những kinh nghiệm học được.

Bước 6: Với những người có công và có biểu hiện tích cực, phù hợp có thể thăng chức phân công những vị trí quản lý.

Chọn lựa chính xác cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

Thông thường những cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nên lấy những nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng lâu vì những cán bộ quản lý rủi ro tín dụng không những cần kiến thức chuyên môn tốt mà còn cần có kinh nghiệm và độ nhạy bén trong cho vay.

Có chính sách động viên khuyến khích cán bộ tín dụng giỏi : như khen thưởng, cho đi tham quan học tập ...

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w