1.2. Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng trong Ngânhàng thương mại
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng
* Duy trì sự hoạt động bền vững cho ngân hàng
Do nguồn vốn của ngân hàng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội, rủi ro tín dụng có thể làm giảm uy tín của ngân hàng, và mức độ sẽ trở nên nghiêm trọng khi những người gửi tiền đồng loạt rút tiền, lúc này một loại rủi ro khác sẽ xảy ra là rủi ro thanh toán. Vậy nên ngân hàng cần
quan tâm tới việc quản lý rủi ro tín dụng để mức độ rủi ro xảy ra hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng, và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bền vững trong tương lai của ngân hàng.
* Duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM
Việc quản lý rủi ro tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với một ngân hàng, vì các ngân hàng luôn hoạt động trong một hệ thống nên khi một ngân hàng gặp rủi ro nghiêm trọng và dẫn tới sụp đổ thì nó gây ra hiệu ứng lan truyền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thống ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế.
* Tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng
Năng lực quản lý rủi ro mà không tốt thì việc mở rộng tín dụng của ngân hàng cũng không thực sự có ý nghĩa, vì càng mở rộng có nghĩa là ngân hàng càng phải đối mặt với thua lỗ nhiều hơn thậm chí là ăn mòn dần vào vốn khiến ngân hàng khiến ngân hàng khó có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường và cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải bỏ lỡ những cơ hội mở rộng khách hàng và giảm thị phần của mình.
Như vậy, việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng đối với một ngân hàng chính là vấn đề sống còn, khi mà cho đến nay nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống và chủ yếu của nhiều ngân hàng trên thế giới.