Tổng điểm xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 82)

Ghi chú: Toàn bộ quy trình chấm điểm trên đã được ngân hàng áp dụng công nghệ thông tin vào để tiến hành chấm điểm thông qua phần mềm IPCAS. Cán bộ tín dụng chỉ việc điền thông tin cơ bản về khách hàng, quá trình vay nợ, ngành nghề kinh doanh... thì hệ thống sẽ cho kết quả chấm điểm chính xác.

Kết quả xếp loại khách hàng cho thấy, đặc điểm của phần lớn doanh nghiệp là có tiềm lực tài chính trung bình, có những RRTD tiền ẩn khá lớn, hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại, nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động của thị trường, mức đội rủi ro được xác định ở mức trung bình và cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, có

thực hiện cổ phần hóa, do phải xử lý tài chính, giải quyết chính sách cho người lao động... nên không thỏa mãn điều kiện của một số chỉ tiêu như lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu; các yêu cầu về chỉ tiêu doanh thu so với năm trước đến kết quả xếp hạng khách hàng và quyết định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng và xác định mức độ rủi ro.

Tuy nhiên công tác chấm điểm và xếp loại khách hàng ở NHNo&PTNT Thanh Trì trong thời gian qua chưa được quan tâm duy trì một cách thường xuyên, mang nặng tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả.

* Công tác xử lý rủi ro.

Khi nợ quá hạn phát sinh, ngân hàng tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác, phân tích nguyên nhân của sự thiếu hụt nguồn tiền thanh toán. Nếu nguyên nhân sản phẩm hàng hóa bị ứ đọng, chậm tiêu thụ thì khuyến khích khách hàng nên hạ giá bán sản phẩm, phát triển mạng lưới tiêu thụ, có chính sách khuyến mại hấp dẫn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Thanh Trì khuyến khích khách hàng phải quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới, thực thi chính sách đa dạng hóa sản phẩm để tránh nguy cơ phá sản. Nếu do nguyên nhân công nợ chưa thu được, ngân hàng sẽ tác động đến đối tác của khách hàng, giúp họ nhanh chóng thu xếp nguồn trả nợ.

Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, ngân hàng thực hiện việc sử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và nhà ở. Việc xử lý những tài sản này hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Để tháo gỡ khó khăn này, ngân hàng thường xuyên động viên khách hàng có nợ khó đòi

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 Năm 2011 So sánh 2011/2010

tự nguyện bán tài sản trả nợ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền, đoản thể nơi người vay cư trú để phối hợp thu hồi nợ. Đối với những khoản vay khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước, của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không có khả năng thu hồi nợ thì ngân hàng tiến hành rà soát hồ sơ gửi sang cơ quan pháp luật xử lý, yêu cầu các cấp có thẩm quyền kê biên, phát mại các tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Thực tế là hiệu quả thu hồi nợ từ các hồ sơ khởi kiện qua tòa án thấp. Sau khi bản án có hiệu lực, người vay không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thực thi kém hiệu quả. Hiện nay, NHNo&PTNT Thanh Trì còn tồn đọng tài sản do khách hàng thế chấp chưa được xử lý do các bản án chưa được các bên liên quan thi hành.

b. Thành lập tổ thu hồi nợ

NHNo&PTNT Thanh Trì đã thành lập tổ thu hồi nợ xấu do Giám đốc trực tiếp phụ trách. Những khoản vay khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp quản lý và xử lý cụ thể. Tổ thu hồi nợ xấu có nhiệm vụ:

- Đề ra các biện pháp, chủ trương thu hồi nợ.

- Quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản.

- Trực tiếp xử lý những món vay lớn , phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề hoặc các món vay có tranh chấp tài sản.

- Kiểm tra, đốn đốc các phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch phụ thuộc báo cáo tình hình xử lý nợ khó đòi.

Đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn nhiều, ngân hàng sẽ không bố trí nhiệm vụ cho vay mà chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ. Ngân hàng giao kế hoạch thu hồi nợ hàng tháng, hàng quý cho các bộ tín dụng và gắn kết quả thu hồi nợ với công tác thi đua và các khoản thu nhập khác. Ngân hàng cũng thực hiện xếp lương cho cán bộ kinh doanh theo hiệu quả công việc, trong đó nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro là những chỉ tiêu có tổng số điểm cao trong những chỉ tiêu khoán cho các bộ tín dụng.

c. Xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh

Các khoản nợ khó đòi, sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nhưng chưa thu hồi được và có thời gian quá hạn trên 360 ngày được phân loại vào nợ

nhóm 5, phải được xử lý bằng nguồn dự phòng của Chi nhánh.

Các khoản nợ sau khi xử lý, cán bộ cho vay tiếp tục có trách nhiệm theo dõi thu hồi để bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w