Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

1.2. Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng trong Ngânhàng thương mại

1.2.3. Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng

Mục đích của quản lý rủi ro là làm tối đa hóa sự tổn thất trong trường hợp rủi ro xẩy ra. Quản lý rủi ro có thể giảm các tổn thất và chi phí thực tế, do vậy góp phần tăng các khoản lợi nhuận.

Quản lý rủi ro tín dụng không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các NHTM mà nó còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

* Lợi ích đối với các NHTM.

- Thứ nhất, quản lý RRTD nhằm tối thiểu tổn thất có thể xẩy ra.

- Thứ hai, do các khoản lợi nhuận có thể được cải thiện rất nhiều nếu các chi phí được giảm, nên quản lý rủi ro có thể đóng góp trực tiếp cho các khoản lợi nhuận kinh doanh.

- Thứ ba, quản lý rủi ro có thể đóng góp gián tiếp đến lợi nhuận kinh doanh theo các cách sau:

+ Nếu một ngân hàng quản lý thành công các RRTD thì họ sẽ rảnh tay hơn trong việc đối phó xử lý các rủi ro khác như rủi ro thanh toán, rủi ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp... và từ đó tạo điều kiện cho họ ổn định và mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Thông qua hoạt động quản lý RRTD, các NHTM vẫn có thể tiếp tục hoạt động của mình mặc dù gặp phải tổn thất, giúp các NHTM duy trì sự tăng trưởng.

+ Các nhà cho vay, các khách hàng của ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho ngân hàng vay vốn hoặc gửi tiền hoặc đầu tư vào ngân hàng.

- Thứ tư, sự thanh thản mang lại từ việc quản lý thành công RRTD cũng đem lại tài sản phi kinh tế, bởi vì nó góp phần cải thiện sức khỏe và tinh thần của các nhà quản lý và chủ ngân hàng.

- Thứ năm, các chương trình quản lý rủi ro cũng góp phần quan trọng

trong việc mang lại lợi ích ổn định cho người lao động cũng như giúp các NHTM làm tròn trách nhiệm của họ đối với xã hội.

* Lợi ích đối với các khách hàng của ngân hàng:

- Thứ nhất, nó giúp các đối tác của ngân hàng chống lại các tổn thất

mang tính thảm họa, hay cho phép họ tiếp tục cách sinh sống của mình trước các sự đe dọa hay phá hủy của rủi ro.

- Thứ hai, nếu một gia đình được sự bảo vệ tương đối đầy đủ đối với rủi ro thiệt hại về tiền, tài sản gửi tại ngân hàng, thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn trong đầu tư hay công việc.

* Lợi ích đối với nền kinh tế xã hội:

Đối với nền kinh tế, tác động của RRTD chủ yếu là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: Ngân hàng - Khách hàng - Nền kinh tế.

Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, giảm lợi nhuận; hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng.

Vì vậy, quản lý RRTD có vai trò hạn chế các tác động, ảnh hưởng xấu nêu trên, góp phần phát triển kinh tế ổn định, tăng sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Ngoài ra, do hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế - xã hội nên quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu 0234 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w