Văn học là sự vén màn thế giới

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

3. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA

3.2. Văn học là sự vén màn thế giới

Sartre đã khẳng định rằng: nhiệm vụ của một nhà văn là phải vén màn thế giới cho người đọc – vén màn những sự vật, những thực tại, sự kiện hầu mong được thay đổi nó. Vén màn tức là cho người đọc thấy được ý nghĩa của thế giới. Khi viết văn, nhà văn vén màn thế giới; khi người đọc tiếp nhận tác phẩm, họ cũng vén màn cái thế giới chữ nghĩa mà nhà văn đã viết: ở đây ta thấy Sartre đã lặp lại Heidegger trong cách diễn đạt “sự vén màn bị vén màn” (Thuỵ Khuê, nd. & Trần Thái Đỉnh, 2018).

“[N]hà văn, đã chọn "vén màn" thế giới, một cách đơn phương, làm lộ con người trước mặt mọi người, để cho tất cả đều nhìn thấy đối tượng trần trụi trước mắt mà biết trách nhiệm của mình” (dẫn theo Thuỵ Khuê, nd.). Sartre lập luận rằng, cũng như pháp luật được viết ra đó, ta khơng thể nào nói ta khơng biết pháp luật, hễ vi phạm pháp luật thì ta sẽ bị trừng phạt, nhà văn cũng phải viết thế nào để người đọc hiểu được rằng chính nhà văn khơng thể khơng biết về thế giới, và người đọc cũng phải biết về thế giới để thay đổi nó. Vấn đề nằm ở chỗ, nhà văn phải vén màn cái gì, cho người đọc thấy cái gì để họ biết mình khơng hề vơ can với thế giới. Trong cách diễn đạt này, Sartre đã cho sự vén màn là nhiệm vụ của nhà văn, và đó là cách mà nhà văn dấn thân.

Thế giới ở đây mang ý nghĩa là tất cả những gì mà con người, thơng qua sự hiện hữu của mình đối với thế giới, hay sự sáng tạo nghĩa của con người cho thế giới, mà con người đã được tri nhận và kinh nghiệm: “Cho nên thế giới đồng nghĩa với thực tại. Tất cả thực tại” (Trần Thái Đỉnh, 2018, 358). Vén màn thế giới đồng nghĩa với vén màn tất cả các thực tại của con người.

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w